Cách uống nước râu ngô khi bị dư ối như thế nào? Mẹ cần rửa sạch nước râu ngô thật kỹ trước khi nấu, uống tối đa 300 - 500ml nước râu ngô mỗi ngày là đủ và không được hoàn toàn thay thế cho nước lọc. Mẹ dư ối cần nấu nước râu ngô đúng cách để đảm bảo vệ sinh và giữ tác dụng hiệu quả nhất. Hãy cùng Avisure tìm hiểu về cách sử dụng nước râu ngô khi bị dư ối tại bài viết sau.
Nếu đang phải “đau đầu” thử mọi cách để cải thiện tình trạng dư ối, thì nước râu ngô chính là một giải pháp tuyệt vời dành cho các mẹ bầu! Mặc dù chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể nào chứng minh việc uống nước râu ngô giúp "rút nước ối", nhưng râu ngô lại có tác dụng lợi tiểu rất tốt. Do đó, nhiều người tin rằng uống nước ngô thường xuyên giúp tăng bài tiết qua đường tiểu, từ đó làm giảm lượng nước ối một cách tự nhiên và nhẹ nhàng.
Tuy nhiên, cách uống nước râu ngô khi bị dư ối thế nào để vừa an toàn với mẹ bầu, vừa phát huy tác dụng giảm ối hiệu quả? Theo ý kiến của các chuyên gia, mẹ bầu bị dư ối chỉ nên sử dụng khoảng 2 cốc nước râu ngô mỗi ngày là đủ. Nếu sử dụng quá nhiều, mẹ sẽ dễ gặp phải tình trạng hạ nhiệt, tụt huyết áp, tiểu đêm nhiều và ảnh hưởng khá lớn tới sức khoẻ.
Bác sĩ Phạm Quang Nhật, Phó trưởng khoa tại Bệnh viện Từ Dũ cũng đã chia sẻ rằng, cách uống nước râu ngô khi bị dư ối là phương pháp cải thiện bệnh an toàn và lành tính. Chỉ sau một thời gian ngắn áp dụng bài thuốc này, mẹ sẽ nhanh chóng cảm thấy thoải mái hơn, các biến chứng do dư ối như: Khó sinh, sinh non,... cũng được giảm thiểu một cách đáng kể.
Xem thêm:
Các nguyên nhân dư ối điển hình nhất mẹ cần lưu ý
Mẹ cần chuẩn bị sẵn các nguyên liệu sau đây:
- Râu ngô tươi hoặc khô đều được: khoảng 100 gram
- Nước lọc: 1 - 1,5 lít
- Đường phèn
Bước 1: Rửa sạch râu ngô, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 - 15 phút để loại bỏ bụi bẩn, ký sinh trùng và thuốc bảo vệ thực vật (nếu có)
Bước 2: Cho râu ngô và nước lọc vào nồi rồi bật bếp
Bước 3: Đun sôi nồi nước râu ngô với lửa vừa khoảng 10 - 15 phút
Bước 4: Tắt bếp, thêm đường phèn vào nước râu ngô tùy theo khẩu vị
Bước 5: Để nguội, lọc lấy nước râu ngô, bỏ bã
Như vậy là mẹ đã nấu xong nước râu ngô. Mẹ có thể để tủ lạnh hoặc uống ngay đều được.
Khi bị dư ối uống nước râu ngô, mẹ bầu cần lưu ý:
- Chỉ nên uống tối đa 300 - 500ml nước râu ngô mỗi ngày, chia nhỏ thành 2 - 3 lần/ ngày
- Không nên uống nước râu ngô thay thế hoàn toàn nước lọc, vì có thể gây lợi tiểu và mất điện giải quá mức
- Mẹ nên uống liên tục trong tối đa 5 - 7 ngày rồi ngừng để kiểm tra lại chỉ số nước ối.
- Không nên uống nước râu ngô vào buổi tối vì sẽ gây tiểu đêm nhiều lần làm mẹ bầu mất ngủ.
Thai kỳ là một hành trình chào đón bé yêu với đầy niềm vui, sự hạnh phúc. Do đó, ngay cả khi gặp phải tình trạng dư ối, mẹ cũng đừng nên quá lo lắng mà hãy chủ động thăm khám để được điều trị kịp thời. Bên cạnh cách uống nước râu ngô khi bị dư ối, mẹ cũng đừng quên những mẹo sau đây để kiểm soát tình trạng dư ối một cách hiệu quả.
- Uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày
Mẹ cần uống đủ từ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày, đặc biệt khi bị dư ối. Nước không chỉ giúp duy trì các chức năng cần thiết của cơ thể mà còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu mẹ yêu thích những loại trái cây nhiều nước như: Dưa hấu, dưa lưới, cam, bưởi,... hay các loại rau, củ nhiều nước như: Rau cải, bí đao,... mẹ hãy hạn chế lại một chút để tránh làm tăng lượng nước ối.
- Bổ sung các loại thực phẩm giảm nước ối vào bữa ăn hàng ngày
Mẹ có thể bổ sung những thực phẩm giúp giảm nước ối một cách hiệu quả như: Thịt bò, lợn, gà, trâu,... và các loại hải sản. Đặc biệt, gạo lứt, khoai lang, yến mạch và ngũ cốc cũng giúp mẹ kiểm soát tốt lượng đường trong máu - Là nguyên nhân phổ biến gây dư ối ở mẹ bầu. Mẹ cũng đừng quên ăn nhiều quả bơ, đậu phộng và dầu oliu, vì lượng chất béo dồi dào có trong những loại thực phẩm này sẽ nhanh chóng làm giảm lượng nước ối dư thừa.
Mẹ bầu bị dư ối nên nhớ đừng để mình căng thẳng hay làm việc quá sức. Dành thời gian thư giãn, nghe nhạc, đọc sách hay thậm chí là ngồi thiền không chỉ giúp mẹ thư giãn tinh thần, mà còn hỗ trợ tuần hoàn máu hiệu quả hơn. Điều này giảm bớt áp lực lên tử cung, cũng như cảm giác khó chịu khi bị dư ối. Từ đó tạo môi trường tốt nhất cho bé yêu phát triển. Nếu mẹ hoạt động quá mức, tình trạng dư ối sẽ nhanh chóng trở nên nghiêm trọng hơn, tăng nguy cơ chuyển dạ sớm khiến trẻ bị sinh non.
- Tuân thủ lịch khám thai định kỳ
Đặc biệt, khi bị đa ối, mẹ nên chú ý tuân thủ nghiêm túc lịch khám thai theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nhờ đó, bác sĩ có thể phát hiện sớm các vấn đề bất thường và đưa ra phương án điều trị kịp thời, đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi.
Bà bầu uống nước râu ngô có làm giảm lượng nước ối, giúp hỗ trợ điều chỉnh lượng ối ở phụ nữ mang thai bị dư ối nhưng không nên lạm dụng quá mức. Bởi nước râu ngô có tính lợi tiểu tự nhiên nên có thể hỗ trợ làm giảm lượng ối ở mức độ nhẹ.
Bà bầu 3 tháng đầu có thể uống được nước ngô nhưng cần lưu ý không nên uống quá nhiều. Nước ngô có thể bổ sung vitamin, chất điện giải, nước và hỗ trợ tiêu hóa, giảm phù nề cho bà bầu 3 tháng đầu. Tuy nhiên, nếu uống nhiều có thể gây hạ huyết áp, mất cân bằng điện giải và ảnh hưởng đến lượng nước ối của bà bầu 3 tháng đầu. Vì vậy, mẹ cần chú ý khi sử dụng nước râu ngô, không uống quá 2 lần/ tuần. Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Uống nước râu ngô thường xuyên có thể mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe thai kỳ, tuy nhiên cần sử dụng đúng cách và với liều lượng hợp lý. Bà bầu uống nước râu ngô thường xuyên giúp bổ sung nước, chất điện giải, thanh nhiệt, mát gan và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu lạm dụng nước râu ngô có thể gây lợi tiểu quá mức dẫn đến giảm thể tích tuần hoàn, hạ huyết áp, mất nước, mất cân bằng điện giải và thiểu ối.
Còn chần chờ gì mà mẹ không áp dụng ngay cách uống nước râu ngô khi bị dư ối cực hiệu quả và an toàn! Mẹ hãy luôn chăm sóc bản thân thật tốt, xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để bé yêu được phát triển toàn diện. Nếu còn thắc mắc nào khác về dinh dưỡng trong thai kỳ, mẹ hãy tham khảo Avisure hoặc gọi hotline 1800 0016, Avisure sẵn sàng hỗ trợ giải đáp cho mẹ.
Xem thêm:
Cách khắc phục dư nước ối nhanh, hiệu quả cho mẹ
Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ