Đa ối là tình trạng có thể gặp phải trong thai kỳ với xác suất lên tới 4%. Đa ối hay rối loạn nước ối xảy ra khi lượng nước ối trong bào thai lớn hơn mức bình thường.
Nước ối là phần chất lỏng bao quanh thai nhi, là nguồn dinh dưỡng nuôi thai và cũng như là môi trường sống cho thai nhi phát triển trong bụng mẹ. Thông thường, lượng nước ối tăng dần và tại tuần 37 sẽ dao động trong khoảng 1 lít. Sau đó giảm dần đến tuần 40 còn 0,5 lít. Khi lượng nước ối này tăng cao lên đến 2-3 lít, đây là báo động đỏ cho mẹ bầu đã bị đa ối nặng.
Tuỳ vào mức độ đa ối và mức độ nguy hiểm của từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có phương án xử lý đa ối khác nhau. Mẹ bầu đa ối nên cẩn thận và theo dõi mọi bất thường của cơ thể, đặc biệt trong những tuần cuối thai kỳ.
Đa ối ở bà bầu là tình trạng thường gặp trong thai kỳ, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ và biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Dưới đây là các biến chứng điển hình thường xảy ra với mẹ và bé dựa trên nghiên cứu và thống kê từ Liên đoàn Sản Phụ khoa Quốc tế (FIGO):
- Ở mức độ nhẹ, đa ối khiến em bé bị sinh non trước thời gian đủ 9 tháng 10 ngày nhưng sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng mẹ và bé. Tuy nhiên, sinh non khiến thai nhi không đủ cân, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển toàn diện về sau của bé cả về hình thể lẫn trí não.
- Sa dây rốn là một hậu quả do dư thừa ối giai đoạn cuối thai kỳ gây nên. Biến chứng nguy hiểm này có thể gây cản trở con đường dinh dưỡng đến thai nhi. Điều này dẫn đến tình trạng suy thai, em bé bị thiếu trầm trọng nguồn cung dưỡng chất thiết yếu.
- Dư ối còn gây khó khăn lớn cho mẹ bầu trong quá trình sinh đẻ. Nguyên nhân là do mức độ đa ối cao sẽ dẫn đến tình trạng vỡ ối sớm vào thời điểm thai ngôi mông hoặc cơ thể mẹ chữa sẵn sàng và đủ điều kiện để tiến hành quá trình sinh nở.
- Sản phụ có khả năng bị chảy máu, băng huyết sau quá trình sinh con. Nếu chảy máu không thể ngừng, hậu quả đáng tiếc mà mẹ phải đối mặt đó là nguy hiểm tới tính mạng.
Mẹ bầu mắc tình trạng đa ối nên tiến hành mổ lấy thai sớm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nếu mức độ dư thừa ối được chẩn đoán đạt gần đến mức đỉnh điểm. Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Quốc Tế Vinmec, mức dư ối trong tử cung của mẹ sẽ có sự thay đổi không ngừng mỗi ngày, và để đảm bảo độ an toàn cao nhất, mẹ bầu nên quyết định mổ sớm dựa trên tư vấn từ bác sĩ.
Thêm vào đó, Bệnh viện Phụ sản cũng chia sẻ minh chứng về mức độ nguy hiểm cao khi mẹ bị đa ối sinh thường. Nhiều trường hợp mẹ bầu trước thời gian sinh 3-4 ngày, đa ối đã giảm dần và gần đạt về trạng thái ổn định. Thai phụ quyết định sinh thường với mong muốn mẹ - con đều khỏe mạnh. Tuy nhiên, ngay sau đó nhiều ca sinh đã gặp không ít các rủi ro gây nguy hại nghiêm trọng, có thể kể đến: Vỡ màng ối đột ngột khi mẹ chưa có dấu hiệu chuyển dạ sẽ dẫn đến tình trạng thai nhi chết lưu, bong tách rau thai sớm hoặc dây rốn sa xuống ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi,....
Vậy đa ối có nên mổ sớm không? Kết luận cuối cùng là có. Việc mổ sớm sẽ giúp hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Bên cạnh đó, mổ lấy thai sớm giúp đảm bảo an toàn cùng sức khoẻ cho mẹ và bé ở mức độ cao nhất.
Trên thực tế, theo thống kê tại Bệnh Viện Phụ Sản Hà Nội, chỉ có khoảng 20% mẹ bầu gặp những biến chứng nguy hiểm trong tổng số ca sản phụ đa ối. Tuy nhiên, để không rơi vào những trường hợp đó, mẹ bầu cần được phát hiện và điều trị sớm đa ối. Dưới đây là 3 lưu ý cơ bản được khuyến cáo từ các chuyên gia hàng đầu tại Hội Phụ sản Việt Nam, mà thai phụ đa ối cần nắm được:
- Theo dõi bất thường của cơ thể:
Việc theo dõi những bất thường xảy ra trong thai kỳ là điều cực kỳ quan trọng. Đặc biệt, khi nhận thấy có dấu hiệu rỉ ối nhỏ giọt hoặc liên tục, bụng mẹ trở nên căng tức, dễ chướng bụng, mẹ thấy khó thở,...Chị em hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám để bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra liệu pháp xử lý nhanh nhất.
- Chú ý chế độ dinh dưỡng:
Chế độ ăn uống khoa học và hợp lý cũng ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ đa ối của mẹ bầu. Với tình trạng dư thừa ối, mẹ nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống lượng nước vừa đủ và hạn chế dùng muối để cân bằng được dần lượng nước ối trong cơ thể.
- Khám thai định kỳ:
Mẹ phải đi khám thai định kỳ đều đặn, tuân thủ theo lịch khám mà bác sĩ đề ra. Bác sĩ sẽ dự đoán được chính xác nguyên nhân, mức độ bệnh lý đồng thời đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp nhất cho mẹ.
Mẹ bầu bị đa ối có thể cũng thắc mắc các vấn đề sau đây:
Hầu hết các bà mẹ và gia đình đều mong muốn sinh thường để con khoẻ mạnh và mẹ chóng hồi phục. Tuy nhiên, một số bà bầu bị đa ối có thể cần phải áp dụng phương pháp sinh mổ. Vậy đa ối có sinh thường được không? Trường hợp nào bác sĩ cho phép sinh thường?
Theo các chuyên gia y tế và bác sĩ sản khoa, tuỳ theo tình trạng dư ối ở mẹ bầu, số tuần thai và tình hình sức khoẻ của mẹ để quyết định lựa chọn phương pháp sinh sản nào. Nếu mẹ bầu bị dư ối, nhưng lượng dịch ối về ngưỡng phù hợp và ổn định trước khi sinh thì hoàn toàn có thể sinh thường. Còn nếu mẹ bầu bị dư ối nặng và có khả năng xảy ra biến chứng nguy hiểm thì cần cân nhắc sinh mổ sớm để giữ an toàn cho sản phụ và thai nhi.
Một số trường hợp sau đây cần xem xét sinh mổ:
- Nguy cơ thai chết lưu do lượng dịch ối quá lớn
- Nguy cơ vỡ màng ối trước chuyển dạ, cần thực hiện sinh mổ sớm tránh sinh non ngoài dự tính
- Vỡ ối khẩn cấp khi mẹ chưa sẵn sàng cho chuyển dạ
- Thai nhi có kích thước, cân nặng lớn hơn mức bình thường
- Biến chứng bong nhau non, sa dây rốn hoặc dây rốn quấn cần can thiệp sinh mổ sớm
Mẹ bầu đa ối tuần 36, 37 có nên sinh sớm không? Các chuyên gia giải thích rằng, nếu mẹ không có các biểu hiện của đa ối cấp như khó thở thường xuyên, đau ngực, bụng căng cứng thì không cần phải sinh sớm. Mẹ bị đa ối có thể đến bệnh viện để theo dõi và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Bài viết trên giải đáp cho chị em phụ nữ mang thai câu hỏi: “Đa ối có nên mổ sớm không?”. Bên cạnh đó là những nguy hiểm và lưu ý hữu ích giúp mà mẹ nên biết để giảm thiểu tình trạng đa ối. Chúc mẹ có một thai kỳ tràn đầy sức khỏe và luôn suôn sẻ, sẵn sàng chào đón ngày bé yêu của mẹ cất tiếng khóc chào đời, mẹ nhé! Nếu còn thắc mắc hoặc cần tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho thai kỳ, mẹ hãy tham khảo thêm bài viết của dược sĩ Avisure hoặc gọi đến tổng đài 1800 0016 (miễn cước).
Xem thêm:
Cách uống nước râu ngô khi bị dư ối như thế nào? Hướng dẫn cách nấu cho mẹ
Cách khắc phục dư nước ối nhanh, hiệu quả cho mẹ