Quảng cáo top page 01
0
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Đang mang thai

Thai nhi 6 tuần tuổi - Những dấu hiệu mang thai tuần 6, sự phát triển của thai nhi và những thay đổi của cơ thể người mẹ.

13:08 | 30/03/2017
3232 lượt xem

Khi mang thai 6 tuần, cơ thể mẹ bầu bắt đầu có những thay đổi rõ rệt hơn, báo hiệu hành trình làm mẹ thực sự đã bắt đầu. Đây là giai đoạn nhạy cảm và quan trọng, khi thai nhi phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiện của tim thai – dấu hiệu đầu tiên của sự sống trong cơ thể bé nhỏ ấy. Sự phát triển này không chỉ mang đến niềm hạnh phúc vô bờ mà còn kèm theo những thay đổi về cảm giác và thể chất của mẹ bầu. Vậy mang thai tuần 6 có những dấu hiệu nào đặc trưng? Thai nhi phát triển ra sao và mẹ cần lưu ý gì trong giai đoạn này? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây

Thai nhi 6 tuần tuổi và sự phát triển của tim thai

Chiều dài thai nhi 6 tuần tuổi chỉ cỡ 1,2-1,4 cm. Phôi thai lúc này trông giống như con nòng nọc hình chữ C với chiếc đầu to và dấu tích của một chiếc đuôi nhỏ, đó có thể là phần nối dài của xương cụt. Trên đầu bé có thể thấy trán cũng to tương ứng, hai mắt mới chỉ xuất hiện là hai chấm nhỏ trên đầu phôi thai. Đó có thể là một hình dạng quá nhỏ bé mà bạn tưởng tượng, nhưng đừng lo lắng, trong vài tuần tới, cái đuôi sẽ biến mất, bé sẽ phát triển và lớn lên nhanh chóng.
Đây là khoảng thời gian quan trọng cho sự phát triển của ống thần kinh để gắn chặt não và tủy sống lại với nhau. Hệ tiêu hóa và tuần hoàn cũng bắt đầu phát triển.
 

Thai nhi 6 tuần tuổi đã có tim thai. Nó là cơ quan đầu tiên bắt đầu hoạt động trong cơ thể bé bằng việc đập những nhịp đập đầu tiên với khoảng từ 100-160 lần/ phút, nhanh gấp gần hai lần so với nhịp tim của một người trưởng thành bình thường và bắt đầu đưa máu đi khắp cơ thể. Điều này nghe thật vô lí nhưng bạn hãy hiểu rằng, do tim của bé còn nhỏ và yếu, để cung cấp đủ máu thì nó bắt buộc phải đập nhiều nhịp hơn người lớn chúng ta.
Như vậy, từ khi mang thai tuần thứ 6 trở đi, mẹ cần đi khám thai ngay. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ rất lo lắng vì thai nhi 6 tuần tuổi chưa có tim thai? Hãy yên tâm, đó có thể do thai nhi còn bé hoặc do yếu tố khách quan nào đó như độ nhạy của thiết bị siêu âm, sức khỏe bà mẹ thời điểm đến khám. Thông thường bác sỹ sẽ hẹn bạn khám lại sau khoảng 1-2 tuần, có thể sẽ cho bạn uống thuốc hoặc cũng có thể không. Vì thế, các bà mẹ có thai nhi 6 tuần tuổi chưa có tim thai cũng đừng lo lắng quá, hãy tin tưởng vào sự phát triển của con yêu và thật thoải mái  để giúp bé phát triển mạnh khỏe nhất.  
Các cơ quan nội tạng khác như thận hay gan tiếp tục lớn lên. Thai nhi 6 tuần tuổi đã có tay và chân, nhưng nó mới chỉ nhú lên giống như cây xanh nhú chồi non vậy. Những cử động yếu ớt ban đầu sẽ xuất hiện, trông giống những mái chèo nhỏ xíu.
Mẹ cần đặc biệt lưu ý bổ sung acid folic để giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ và ngăn chặn các nguy cơ thiếu máu, sảy thai hoặc sinh non. 
avisure mama vitamin cho bà bầu
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Avisure mama

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Avisure mama bổ sung DHA, EPA, các vitamin và khoáng chất hỗ trợ tăng cường sức khỏe, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho phụ nữ trước khi mang thai, trong khi mang thai và trong thời kỳ cho con bú
Tham khảo sản phẩm ngay tại đây: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Avisure mama
Hoặc liên hệ: 1800 0016 để được tư vấn

Xem thêm: 

Mang thai tuần 6 - Đừng để ốm nghén làm khổ bạn

Bước sang tuần thứ 6, cơ thể của bé đang dần hình thành rõ ràng hơn, bụng bạn cũng đang to lên, tử cung giờ đã lớn gấp đôi so với 5 tuần trước đó. Việc ăn uống lúc này đã trở thành nghĩa vụ của bạn rồi, hãy nhớ trong bạn còn có cả bé đang cần cung cấp dinh dưỡng.
Lúc này bạn có thể cảm thấy ngực đầy hơn, nặng hơn so với bình thường. Bạn có thể đi tiểu nhiều lần do lượng máu dồi dào hơn, lượng chất lỏng được xử lý qua thận của bạn cũng tăng lên. Khi tử cung lớn lên, sức ép lên bàng quang cũng lớn theo khiến bạn phải ra nhà vệ sinh liên tục.


Khi mang thai tuần 6, mẹ bắt đầu phải ghé thăm nhà vệ sinh thường xuyên hơn

Triệu chứng mang thai của bạn bắt đầu rõ ràng hơn vào thời điểm thai nhi 6 tuần tuổi. Nó bao gồm những thay đổi về khứu giác, vị giác của bạn. Một số thức ăn hoặc mùi hương bạn vẫn thường xuyên sử dụng để như bây giờ lại làm bạn khó chịu. Hoặc ngược lại, bạn có thể thấy mình thèm một loại đồ ăn nào đó, thậm chí trước đó bạn chưa từng ăn, chưa từng thích trước đó. Có trên 80% phụ nữ sẽ gặp phải chứng ốm nghén với các triệu chứng như là nôn và buồn nôn trong thời kì đầu của thai kì, bắt đầu rõ ràng khi bà mẹ mang thai tuần thứ 6. Nguyên nhân là do sự tăng hormone thai kì.
Có một quan niệm sai lầm rằng ốm nghén chỉ xuất hiện vào buổi sáng. Trên thực tế nó có thể tấn công bất kì lúc nào cả ngày và đêm. Khoảng 20% trường hợp xuất hiện ốm nghén vào thời kì thứ 2 và đôi khi nó có thể tiếp tục kéo dài trong suốt thai kì. Nếu bạn xuất hiện ốm nghén, hãy tránh xa những đồ ăn khiến bạn cảm thấy buồn nôn, ăn ít và thường xuyên, tránh  đồ ăn dầu mỡ, cay nóng và uống nhiều nước.

Các vấn đề thường gặp khi mang thai tuần 6

1. Ra dịch màu nâu, dịch màu đen, ra máu

Nguyên nhân: Có thể do phôi thai bám vào tử cung hoặc dấu hiệu dọa sảy thai.
Xử lý: Cần đi khám ngay để bác sĩ xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý phù hợp.

2. Mang thai 6 tuần bị đau bụng lâm râm có bình thường không?

Khi mang thai 6 tuần bị đau bụng lâm râm hoặc đau bụng dưới nhẹ là triệu chứng khá phổ biến và phần lớn không đáng lo ngại. Mẹ bầu đừng quá lo lắng và hãy tìm hiểu thêm ở các nguyên nhân dẫn tới vấn đề này nhé.
Nguyên nhân phổ biến:
  • Giãn nở tử cung: Tử cung mở rộng để phù hợp với sự phát triển của thai nhi, gây cảm giác căng tức hoặc đau âm ỉ.
  • Thay đổi hormone: Hormone progesterone tăng cao làm chậm quá trình tiêu hóa, dễ gây đầy hơi hoặc táo bón.
  • Phôi thai bám chắc vào tử cung: Quá trình làm tổ của phôi thai có thể gây ra cảm giác đau nhẹ ở vùng bụng dưới.
Khi nào đau bụng lâm râm ở tuần thứ 6 trở nên nguy hiểm?
  • Đau bụng dữ dội hoặc quặn thắt kéo dài.
  • Chảy máu âm đạo bất thường hoặc có cục máu đông.
  • Chóng mặt, buồn nôn nghiêm trọng, ngất xỉu.
  • Đau khi đi tiểu hoặc sốt cao.
Nếu xuất hiện các triệu chứng trên, mẹ bầu nên đi khám ngay để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Cách giảm đau bụng lâm râm khi mang thai 6 tuần an toàn:
  • Nghỉ ngơi đầy đủ và giữ tinh thần thoải mái.
  • Chia nhỏ bữa ăn, tránh thức ăn cay nóng và khó tiêu.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ hoặc yoga bầu để cải thiện hệ tiêu hóa và giảm đau bụng.
     

Mẹ cũng có thể bị đau lưng bắt đầu từ tuần thai này

 
Lời khuyên tuần này:
  • Khi việc mang thai của bạn đã được chắc chắn, hãy đặt bệnh viện hoặc trung tâm bảo sinh.
  • Nhớ uống vitamin tổng hợp cho bà bầu và khoáng chất bổ sung Avisure hàng ngày trong suốt thai kỳ của mình. Bạn có thể thiết lập một lời nhắc nhở trên điện thoại của bạn để giúp bạn nhớ uống nó mỗi ngày.
  • Hormone thai kỳ có thể làm tâm trạng của bạn thay đổi liên tục, đôi khi là thật vô lí nữa. Bạn có thể cảm thấy dễ khóc và dễ bị tổn thương, cũng dễ hạnh phúc và phấn khởi ngay sau đó. Trấn an chồng của bạn rằng những thay đổi tâm trạng đó là bình thường và hãy thông cảm cho bạn.
  • Bạn bè và gia đình của bạn có thể là một mạng lưới hỗ trợ tuyệt vời cho bạn, đặc biệt là những người đã có con.
  • Đau bụng lâm râm khi mang thai tuần 6 là hiện tượng phổ biến và phần lớn không nguy hiểm nếu không kèm theo các dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên, mẹ bầu cần theo dõi kỹ và đi khám ngay nếu có dấu hiệu nghiêm trọng để đảm bảo thai kỳ diễn ra an toàn.

Bí quyết sinh con đẹp như thiên thần và thông minh: Ba mẹ khám phá ngay!

Bí quyết sinh con đẹp như thiên thần và thông minh: Ba mẹ khám phá ngay!

Bí quyết sinh con đẹp như thiên thần và thông minh của các bà mẹ hiện đại ...
Hướng dẫn cách bổ sung sắt canxi tổng hợp cho bà bầu an toàn, hiệu quả

Hướng dẫn cách bổ sung sắt canxi tổng hợp cho bà bầu an toàn, hiệu quả

Bổ sung sắt, canxi tổng hợp cho bà bầu như thế nào hiệu quả? Theo các ...
15+ thực phẩm giàu sắt cho bà bầu: Mẹ yên tâm đủ máu, khỏe mạnh cả thai kỳ

15+ thực phẩm giàu sắt cho bà bầu: Mẹ yên tâm đủ máu, khỏe mạnh cả thai kỳ

Danh sách thực phẩm giàu sắt cho bà bầu bao gồm thịt bò, thịt đỏ, thịt ...
Canxi nước cho bà bầu loại nào tốt? Bật mí top 5 cho mẹ bầu

Canxi nước cho bà bầu loại nào tốt? Bật mí top 5 cho mẹ bầu

Canxi nước cho bà bầu là một trong những lựa chọn bổ sung canxi hiệu quả ...
Thai nhi 26 tuần phát triển như thế nào? Thay đổi ở mẹ khi thai 26 tuần

Thai nhi 26 tuần phát triển như thế nào? Thay đổi ở mẹ khi thai 26 tuần

Thai nhi 26 tuần phát triển như thế nào? Đây là thời điểm có nhiều sự biến ...
Sinh con thứ 2 thường bao nhiêu tuần? Bao lâu mẹ chuyển dạ sinh nở?

Sinh con thứ 2 thường bao nhiêu tuần? Bao lâu mẹ chuyển dạ sinh nở?

Sinh con thứ 2 thường bao nhiêu tuần là thắc mắc thường gặp ở các mẹ bầu. ...
Bầu nghén không ăn được gì phải làm sao?

Bầu nghén không ăn được gì phải làm sao?

Ốm nghén không ăn được là tình trạng mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải, ảnh ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Đặt hàng ngay
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Các tin bài khác
Tìm hiểu vai trò vitamin K cho bà bầu
24/04/2025
500 lượt xem

Tìm hiểu vai trò vitamin K cho bà bầu

Mẹ muốn thể trạng khỏe mạnh, thai nhi phát triển bình thường thì việc bổ sung vitamin K cho bà bầu ...
Chuyển dạ kéo dài là gì? Có ảnh hưởng gì đến mẹ bầu thai nhi không?
23/04/2025
10 lượt xem

Chuyển dạ kéo dài là gì? Có ảnh hưởng gì đến mẹ bầu thai nhi không?

Sinh con là một hành trình đặc biệt, một trải nghiệm khó quên đối với các mẹ bầu. Đó cũng là ...
Sắt và canxi có nhiều trong thực phẩm nào? Danh sách chi tiết cho mẹ
18/04/2025
475 lượt xem

Sắt và canxi có nhiều trong thực phẩm nào? Danh sách chi tiết cho mẹ

Sắt và canxi có nhiều trong thực phẩm nào? Các loại thịt, cá, trứng, đậu và trái cây là một số ...
Mang thai tháng đầu mẹ cần chú ý những gì?
18/04/2025
23 lượt xem

Mang thai tháng đầu mẹ cần chú ý những gì?

Mang thai tháng đầu mẹ bầu cần chú ý những gì để thai khoẻ mạnh và phát triển tốt. Tất tần tật ...
Nhịp tim thai 9 tuần bao nhiêu là bình thường? Nhịp tim bé 180 có cao không?
17/04/2025
464 lượt xem

Nhịp tim thai 9 tuần bao nhiêu là bình thường? Nhịp tim bé 180 có cao không?

Việc đo nhịp tim thai 9 tuần tuổi là một phương pháp đơn giản và quan trọng trong chu kỳ mang ...
Giải đáp thắc mắc: Nghén mùi khi mang thai là trai hay gái?
17/04/2025
36 lượt xem

Giải đáp thắc mắc: Nghén mùi khi mang thai là trai hay gái?

Nghén mùi khi mang thai là một trong những hiện tượng phổ biến của các mẹ bầu, điều này cũng là ...
Đăng ký tư vấn
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure