Quảng cáo top page 01
0
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Đang mang thai

Thai 25 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Cơ thể mẹ thay đổi gì?

08:00 | 31/01/2025
601 lượt xem
DS. Nguyễn Phương Thanh
DS. Nguyễn Phương Thanh
Đã kiểm duyệt nội dung
Dược sĩ Nguyễn Phương Thanh tốt nghiệp loại Giỏi tại khoa Dược học - Trường Đại học Dược Hà Nội, ngôi trường đứng đầu trong lĩnh vực đào tạo dược sĩ và nghiên cứu khoa học. Hiện tại, cô đang giữ vai trò là cố vấn chuyên môn tại công ty Cổ phần Dược phẩm Bảo Minh 
Xem thêm thông tin

Thai 25 tuần thường có cân nặng khoảng 785gram, đây là giai đoạn bé bắt đầu phát triển nhanh chóng về cả cân nặng, chiều cao lẫn một số bộ phận của cơ thể. Đồng thời lúc này mẹ cũng cảm nhận được những biến chuyển trong cơ thể của mình. Vậy những thay đổi mới của mẹ và bé là gì? Tất cả sẽ được Avisure bật mí ngay trong bài viết dưới đây!

1. Thai 25 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?

Thai 25 tuần tuổi được cho rằng có kích thước gần bằng một bông súp lơ trắng. Trong giai đoạn này, bé tăng trưởng vượt bậc về cả chiều dài cơ thể lẫn cân nặng. Cụ thể, cân nặng thai nhi 25 tuần xấp xỉ 785 gram, trong khi chiều cao từ đầu đến gót chân đạt khoảng 33.7 centimet.

thai 25 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn
Thai 25 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? - Lúc này em bé đã có kích thước bằng một bông súp lơ trắng

Ngoài các số đo cơ bản, các chỉ số thai 25 tuần trong sinh trắc quan trọng cũng được các bác sĩ theo dõi kỹ lưỡng. 

- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD) dao động trong khoảng 56-69mm

- Chu vi vòng đầu (HC) từ 215-251mm

- Chu vi vòng bụng (AC) khoảng 186-229mm 

- Chiều dài xương đùi (FL) đạt khoảng 41-50mm. 

Những số liệu này không chỉ giúp đánh giá sự phát triển toàn diện của thai nhi mà còn hỗ trợ bác sĩ xác định sức khỏe tổng quát, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường nếu có.

2. Sự phát triển của thai 25 tuần

Sự phát triển của thai nhi tuần 25 được thể hiện qua:

2.1. Làn da

Khi thai 25 tuần, cơ thể bé bắt đầu tích tụ mỡ dưới da, đây là bước phát triển quan trọng để giữ ấm cơ thể và hỗ trợ bé sau khi chào đời. Quá trình tích tụ mỡ không chỉ giúp làn da bé trở nên mịn màng hơn mà còn làm bé trông mũm mĩm và đáng yêu hơn. 

Đồng thời, các mao mạch nhỏ dưới da cũng đang phát triển mạnh mẽ, giúp tạo nên màu sắc hồng hào tự nhiên cho làn da.

2.2. Mũi của thai 25 tuần

Hoạt động của mũi là một sự phát triển cực kỳ lớn trong sự phát triển của thai nhi. Mũi của bé không chỉ hình thành mà còn bắt đầu thực hiện các chức năng cơ bản như "thở" nước ối. Các nghiên cứu gần đây còn cho thấy thai nhi có thể cảm nhận được mùi hương trong tử cung, tạo tiền đề cho hệ hô hấp và khứu giác sau này.

mũi của thai 25 tuần
Mẹ biết không? - Thai 25 tuần tuổi có khả năng "thở" nước ối

2.3. Các phát triển khác

Thai 25 tuần có nhiều thay đổi đáng chú ý:

- Sự tích tụ mỡ: 

Lớp mỡ phát triển không chỉ giúp cơ thể bé đầy đặn hơn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giữ ấm và bảo vệ các cơ quan nội tạng. Điều này giúp bé có thể điều chỉnh thân nhiệt khi chào đời.

- Phát triển mắt: 

Võng mạc dần hoàn thiện, cho phép bé có thể cảm nhận ánh sáng yếu từ bên ngoài bụng mẹ. Bé cũng bắt đầu tập nhắm mở mắt, giúp cơ mắt linh hoạt hơn.

- Khả năng nghe: 

Tai trong của bé phát triển tốt, bé có thể phân biệt giọng nói của mẹ và một số âm thanh xung quanh như tiếng nhạc hoặc tiếng ồn nhẹ.

- Mọc tóc: 

Không chỉ tóc trên đầu phát triển dày hơn, hỗ trợ bảo vệ làn da non nớt.

tóc của thai 25 tuần
Tóc của thai nhi 25 tuần tuổi đã mọc dày hơn

- Phát triển tay: 

Tay bé trở nên khéo léo hơn với các ngón tay có thể cử động linh hoạt. Móng tay bắt đầu mọc rõ ràng, là dấu hiệu của sự hoàn thiện.

3. Những thay đổi ở cơ thể mẹ khi mang thai 25 tuần?

Một số những biến đổi và triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu 25 tuần:

3.1. Bệnh trĩ

Sự gia tăng cân nặng và áp lực từ vòng bụng làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ở mẹ bầu. Tình trạng này diễn ra rất phổ biến đối với mẹ bầu, gây ra do áp lực lên tĩnh mạch vùng chậu. Trĩ thường tự khỏi sau sinh, nhưng nếu nghiêm trọng, mẹ cần tiến hành thăm khám để được đưa ra các hướng điều trị phù hợp.

3.2. Rối loạn tiêu hoá

Bước vào giai đoạn thai 25 tuần, mẹ dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa. Trong đó, tình trạng đầy hơi, ợ nóng và khó tiêu thường xuyên xuất hiện, gây ra một số khó chịu trong sinh hoạt của mẹ bầu hàng ngày. 

Nguyên nhân chính là do tử cung ngày càng lớn dần, chèn ép vào dạ dày và các cơ quan tiêu hóa. Điều này không chỉ làm tăng áp lực lên thành dạ dày mà còn khiến axit dịch vị dễ trào ngược lên thực quản, gây ra cảm giác nóng rát ở vùng ngực.

mẹ bầu 25 tuần rối loạn tiêu hoá
Bước vào tuần thứ 25, mẹ dễ bị rối loạn tiêu hoá

Mẹ nên chú ý ăn các bữa nhỏ, chia thành nhiều lần trong ngày và tránh nằm ngay sau khi ăn để hạn chế triệu chứng khó chịu này

3.3. Hội chứng chân không yên

Hội chứng này thường gây cảm giác khó chịu như kiến bò, châm chích ở chân, đặc biệt khi mẹ nghỉ ngơi. Dù nguyên nhân chưa được nghiên cứu và xác định rõ, nhưng nguyên nhân có thể do thiếu hụt folate, sắt và sự thay đổi nội tiết tố. Hội chứng chân không yên sẽ tự hết sau sinh khoảng 4 tuần.

4. Lưu ý cho mẹ ở tuần 25

Mẹ nên quan tâm đến các lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 25 tuần và các hoạt động khác trong thai kỳ:

- Chú ý dinh dưỡng: 

Đảm bảo bổ sung đầy đủ các nhóm chất cần thiết, đặc biệt là sắt để hỗ trợ quá trình tạo máu và canxi để giúp xương bé phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, mẹ cũng nên tăng cường các loại thực phẩm giàu protein, chất xơ và axit béo omega-3 để cải thiện sức khỏe tổng thể.

dinh dưỡng cho mẹ bầu 25 tuần
Mẹ bầu 25 tuần cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ

- Uống nhiều nước: 

Uống đủ từ 2-3 lít nước mỗi ngày không chỉ giúp tăng cường trao đổi chất mà còn làm giảm nguy cơ táo bón - một vấn đề thường gặp ở mẹ bầu. Nước cũng hỗ trợ giữ mức nước ối ổn định để đảm bảo sự phát triển của thai nhi.

- Tập thể dục thường xuyên: 

Các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ hoặc bơi lội không chỉ giúp mẹ giảm căng thẳng mà còn cải thiện tuần hoàn máu, giảm phù nề và hỗ trợ quá trình sinh nở sau này.

- Định kỳ khám thai: 

Việc khám thai đều đặn giúp theo dõi sát sao sự phát triển của thai nhi, đồng thời phát hiện sớm và xử lý kịp thời các bất thường, nếu có. Ngoài ra, điều này cũng là một cách để giúp mẹ bầu an tâm hơn trong suốt thai kỳ.

- Bổ sung vitamin: 

Bên cạnh chế độ ăn uống cân đối, mẹ nên sử dụng thêm các loại vitamin dành riêng cho thai kỳ, chẳng hạn như Avisure mama - Vitamin tổng hợp cho bà bầu đã được nhiều mẹ tin dùng, để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và bé.

avisure mama cho mẹ bầu 25 tuần
Avisure mama là lựa chọn hàng đầu cho mẹ bầu tuần 25

Thai 25 tuần tuổi là thời điểm quan trọng mà mẹ bầu cần chú ý chăm sóc sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé. Đừng quên tham khảo thêm các sản phẩm bổ sung như vitamin và khoáng chất cho bà bầu Avisure mama để tăng cường sức khỏe.

Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết, mẹ có thể tham khảo tại website Avisure hoặc liên hệ hotline 1800 0016 để được tư vấn chi tiết hơn.

Tổng hợp 24 dấu hiệu mang thai 1 tuần đầu dễ thấy nhất cho mẹ

Tổng hợp 24 dấu hiệu mang thai 1 tuần đầu dễ thấy nhất cho mẹ

Dấu hiệu mang thai tuần 1 thường bị nhầm với những biểu hiện mệt mỏi thông ...
Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu có sao không?

Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu có sao không?

Mang thai tuần đầu các mẹ nên được chăm sóc đặc biệt, nếu xuất hiện những ...
Top 8 dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 điển hình mẹ bầu cần biết

Top 8 dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 điển hình mẹ bầu cần biết

 Bất cứ mẹ bầu nào cũng muốn con mình sinh ra được đủ ngày, đủ tháng ...
Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Sinh sớm hay muộn có sao không?

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Sinh sớm hay muộn có sao không?

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh là thắc mắc thường gặp ở các ...
Mang thai lần 3 bao nhiêu tuần thì sinh? Mẹ bầu gặp những nguy hiểm gì?

Mang thai lần 3 bao nhiêu tuần thì sinh? Mẹ bầu gặp những nguy hiểm gì?

Mang thai lần 3 bao nhiêu tuần thì sinh? Nếu mẹ bầu mang thai lần 3 ...
Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? Bật mí TOP 9 thực phẩm mẹ cần tránh xa

Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? Bật mí TOP 9 thực phẩm mẹ cần tránh xa

Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, mẹ cần ...
Sự phát triển của thai 8 tuần tuổi và những thay đổi ở cơ thể mẹ

Sự phát triển của thai 8 tuần tuổi và những thay đổi ở cơ thể mẹ

Thai 8 tuần tuổi chỉ có kích thước tương đương quả mâm xôi. Bé bắt đầu ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Đặt hàng ngay
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Các tin bài khác
Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không? Lưu ý cho mẹ
27/03/2025
411 lượt xem

Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không? Lưu ý cho mẹ

Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không luôn là câu hỏi được rất nhiều gia đình quan tâm, đặc ...
Tất tần tật thông tin về chồng nghén hộ vợ không thể bỏ qua
27/03/2025
3 lượt xem

Tất tần tật thông tin về chồng nghén hộ vợ không thể bỏ qua

Khi biết mình sắp làm bố, đa số người đàn ông đều thấy rất hạnh phúc xen lẫn với cảm xúc ...
Khô ối khi mang thai có nguy hiểm không? Dấu hiệu cảnh báo mẹ có biết?
22/03/2025
17 lượt xem

Khô ối khi mang thai có nguy hiểm không? Dấu hiệu cảnh báo mẹ có biết?

Khô ối khi mang thai có nguy hiểm không, luôn là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ đang trong ...
Que thử thai 1 vạch là có thai hay không có thai
22/03/2025
11 lượt xem

Que thử thai 1 vạch là có thai hay không có thai

Dùng que thử là một trong những cách để chị em xác định có thai hay không sau khi quan hệ ...
1001 các kiểu nghén khi mang thai
21/03/2025
22 lượt xem

1001 các kiểu nghén khi mang thai

Nghén khi mang thai là hiện tượng thông thường mà bất cứ mẹ bầu nào cũng sẽ gặp phải. Sẵn sàng ...
Trẻ sinh non 33 tuần và những vấn đề cần biết
21/03/2025
19 lượt xem

Trẻ sinh non 33 tuần và những vấn đề cần biết

Trẻ sinh non 33 tuần phải làm sao? Sinh non 33 tuần có nuôi được không và làm thế nào để ...
Đăng ký tư vấn
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure