Khi mang thai 9 tuần tuổi, mẹ đã bắt đầu bước sang tháng thứ ba của thai kỳ. Thai nhi lúc này đã có sự phát triển rõ rệt về các chi, làn da và não bộ. Lúc này, bé đã có thể nghe thấy những âm thanh từ cuộc sống bên ngoài. Cơ thể mẹ khi thai nhi 9 tuần tuổi cũng đang có những thay đổi đáng kể so với tuần thai trước đó. Mẹ hãy cùng Avisure đi tìm hiểu những thay đổi đó là gì qua bài viết dưới đây.
Bắt đầu từ tuần thai thứ 9, bác sĩ sẽ không còn gọi bé là phôi mà chính thức trở thành “thai nhi”. Cơ thể con lúc này đã có những sự thay đổi lớn so với tuần thai thứ 8.
1.1. Tay và chân thai 9 tuần
Khi thai 9 tuần tuổi, những chiếc móng nhỏ xíu trên ngón tay, ngón chân bé lúc này đã không còn màng. Các khớp xương của thai 9 tuần tuổi giờ đã có thể cử động gập duỗi. Khớp đang hình thành ở cánh tay và chân để có thể uốn cong. Bàn tay co lại trước ngực, bàn chân dài thêm đủ để chạm tới phía trước cơ thể. Sụn lúc này vẫn tiếp tục biến thành xương để hoàn thiện khung xương cho cơ thể bé.
1.2. Làn da của thai nhi 9 tuần
Trên làn da mỏng manh của bé cũng bắt đầu mọc lông tơ, nó sẽ tồn tại cho đến những tuần gần cuối của thai kỳ. Lớp lông tơ này sẽ giúp bé tránh được các tác động khi sống trong tử cung của mẹ, đồng thời cũng giúp bé giữ ấm.
1.3. Khuôn mặt
Hình dáng khuôn mặt của bé đã bắt đầu trở nên sắc nét hơn so với tuần thứ 8. Các chi tiết trên khuôn mặt của bé như mắt, mũi, môi, tai cũng đang được hoàn thiện. Thời điểm thai 9 tuần, thính giác của bé đã phát triển đủ để nghe được những âm thanh từ thế giới bên ngoài.
1.4. Não bộ của thai nhi 9 tuần tuổi
Ở vị trí cao nhất trên đầu, trán của em bé tạm thời phình to với bộ não đang phát triển. Phần đầu này vẫn còn chiếm phần lớn kích thước bào thai, cỡ ½ chiều dài cơ thể.
1.5. Nhịp tim của thai nhi
Bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe chuyên dụng hay máy siêu âm cầm tay để kiểm tra nhịp tim cho thai nhi 9 tuần. Cần chắc chắn nhịp tim của bào thai khoảng 110-160 nhịp/phút, nhanh gấp đôi nhịp tim của mẹ. Nhịp tim chậm hay nhanh hơn ngưỡng này đều có thể trở thành dấu hiệu bất thường cần xem xét. Thai nhi 9 tuần chưa có tim thai là điều thực sự nguy hiểm lúc này.
1.6. Kích thước thai 9 tuần
Kích thước của thai nhi 9 tuần khoảng 3cm tính từ đỉnh đầu đến mông và cân nặng chưa đến 7g nhưng bé giờ đã hình thành những phần quan trọng nhất trong cơ thể. Ở tuần thai thứ 9, thai nhi chỉ cỡ như 1 quả quất, trong khi tử cung người mẹ đã phình lên cỡ một quả bưởi chùm.
2. Sự thay đổi của cơ thể mẹ
Ở giai đoạn mang thai tuần thứ 9, cơ thể mẹ có thể có một số thay đổi sau: - Ốm nghén
Nhiều bác sĩ cho rằng, thời điểm thai 9 tuần tuổi, tình trạng ốm nghén của mẹ sẽ trở nên nặng nề nhất. Bởi đây là giai đoạn nồng độ hormone trong cơ thể mẹ tăng cao để hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp chị em không gặp phải tình trạng ốm nghén khi mang thai hoặc chỉ bị nhẹ. Mẹ yên tâm bởi tuỳ cơ địa mẹ bầu sẽ có những thay đổi khác nhau. - Tâm trạng thay đổi thất thường
Mẹ cũng sẽ cảm nhận thấy tâm trạng mình thường xuyên thay đổi mà không rõ nguyên nhân. Đôi khi những cảm xúc khó chịu, bực bội trong người chỉ bắt nguồn từ sự gia tăng của hormone mà thôi. Mẹ bầu đừng quá lo lắng mà hãy tìm cách giữ cho tinh thần của mình được thoải mái nhất. - Tử cung tiếp tục to lên
Khi thai nhi 9 tuần tuổi, vòng eo của chị em bắt đầu lớn hơn một chút bởi sự phát triển của tử cung. Mẹ có thể cần phải chuyển sang những đồ quần áo rộng hơn, thoải mái hơn để chuẩn bị cho những tuần thai sau đó. - Đầy hơi, ợ nóng, khó tiêu
Đây là những biểu hiện của tình trạng rối loạn tiêu hoá thường gặp khi mang thai. Nếu mẹ mang thai 9 tuần thường xuyên bị ợ hơi hay đầy bụng, mẹ hãy lựa chọn cho mình những thực phẩm dễ tiêu hoá như cháo hoặc súp để bổ sung vào chế độ ăn. Mẹ cũng nên nhớ rằng hãy tránh xa các loại đồ uống có ga hay chất kích thích như caffein bởi chúng sẽ làm nặng thêm tình trạng rối loạn tiêu hoá của mẹ.
3. Điều mẹ cần làm khi mang thai 9 tuần
Khi thai 9 tuần tuổi, mẹ đã bắt đầu bước sang tháng thứ ba của thai kỳ. Mẹ cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo cho con được phát triển tốt trong bụng mẹ:
- Nghỉ ngơi đầy đủ
Mẹ cần ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi thường xuyên khi bước sang tháng thứ ba của thai kỳ. Nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp cơ thể mẹ có đủ năng lượng, sức khoẻ để nuôi thai nhi lớn hơn mỗi ngày.
- Tránh xa căng thẳng, stress
Ở tuần thai thứ 9, mẹ cần tránh xa mọi căng thẳng và giữ cho tinh thần luôn thoải mái. Mẹ hãy tham khảo các hoạt động giúp thư giãn tinh thần như ngồi thiền, tập yoga hoặc nghe các bản nhạc yêu thích của mình.
- Bổ sung đủ các loại vitamin cần thiết
Khi mang thai 9 tuần, mẹ nên nhớ rằng bổ sung đủ canxi, sắt, acid folic là điều cần thiết để con phát triển khoẻ mạnh và phòng tránh nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Vitamin tổng hợp Avisure mama với thành phần hơn 20 loại vi chất khác nhau, là lựa chọn hàng đầu cho mẹ ở tuần thai thứ 9 này, giúp mẹ xoá tan nỗi lo con bị dị tật. Chỉ với 1 hộp Avisure mama, mẹ tự tin con đủ chất và phát triển toàn diện trong cả thai kỳ.
- Không dùng bia rượu hoặc các chất kích thích
Mẹ nên tránh xa các đồ uống chứa chất kích thích như cà phê, rượu bia, đồ uống có ga như nước ngọt, và các sản phẩm gây hại cho sức khoẻ như thuốc lá, đặc biệt tại tuần thai thứ 9 này. Bởi chúng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi và có thể là nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh ở thai trong giai đoạn này.
- Tuân thủ lịch khám thai định kỳ
Khám thai thường xuyên và đúng lịch sẽ giúp mẹ tầm soát được các bất thường có thể xảy ra trong thời gian mang thai và đảm bảo cho mẹ rằng con đang được phát triển tốt.
Như vậy, bài viết trên đã giúp mẹ có thêm những hiểu biết về sự phát triển của thai 9 tuần và những thay đổi có thể xảy ra khi mẹ mang thai ở giai đoạn này. Nếu ba mẹ còn thắc mắc hay băn khoăn nào khác, hãy liên hệ ngay đến số hotline 1800 0016 để được dược sĩ Avisure tư vấn miễn phí hoặc tham khảo thêm các bài viết của chúng tôi.