Quảng cáo top page 01
0
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Đang mang thai

Thai nhi 28 tuần - sự phát triển của bé, những thay đổi của cơ thể mẹ và cách đối phó với các nguy cơ

06:40 | 12/06/2017
269 lượt xem

Khi thai nhi 28 tuần cũng có nghĩa là bạn đang ở tam cá nguyệt cuối cùng của thai kỳ. Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh bắt đầu có những giấc mơ trong tuần 28. Sự chuyển động của mắt trong giấc ngủ của chúng chỉ ra rằng trẻ sơ sinh đã biết mơ từ khi chúng còn ở trong bụng mẹ.

Bạn sẽ không biết chính xác là em bé của bạn đang mơ những gì? Giấc mơ của bạn là dựa trên những trải nghiệm của bạn. Vậy thì, những gì có thể xảy ra trong giấc mơ của em bé? Có thể khoa học sẽ đưa ra một câu trả lời cho những tò mò của Mẹ trong tương lai.
 

Những thay đổi trong cơ thể Mẹ ở giai đoạn thai nhi 28 tuần

Khi bước vào tam cá nguyệt thứ ba, bạn cần phải thường xuyên tới các cơ sở chăm sóc sức khoẻ hơn. Thông thường, cuộc hẹn của bạn với bác sĩ sẽ được lên lịch khoảng 15 ngày một lần.

• Tâm trí của bạn sẽ đầy rẫy những suy nghĩ lo sợ, nghi ngờ và thiếu tự tin. Đừng ngần ngại nhấc điện thoại lên và gọi cho người có liên quan để làm rõ các những lo lắng và bận tâm của bạn. 
• Khi tới gần với ngày sinh nở, tử cung của bạn cũng từ từ nhô lên trên phần rốn. Nó nằm cách rốn khoảng 9cm về phía trên và bạn có thể dễ dàng cảm nhận thấy.
• Táo bón sẽ là bạn đồng hành với bạn kể từ thời diểm thai nhi 28 tuần, vì tử cung của bạn đang gây áp lực lên phần ruột kết. Điều này có thể dẫn đến bệnh trĩ. Một chế độ ăn gồm nhiều chất xơ giúp ngăn chặn tình hình xấu hơn. Ngoài ra, hãy tăng lượng nước uống mặc dù điều đó đồng nghĩa với việc bạn có thể phải ghé thăm nhà vệ sinh nhiều hơn.
• Tử cung cũng làm tăng tình trạng ợ nóng bởi khi bạn mang thai tuần 28, vị trí của nó cao hơn rốn và sẽ chèn ép cũng như gây áp lực lên dạ dày. Điều này gây cản trở quá trình tiêu hóa có thể dẫn đến tình trạng ợ nóng.
• Nếu bạn thức giấc vào giữa đêm và khó ngủ lại thì cũng không phải là chuyện bất thường. Hầu hết các bà mẹ phải chịu đựng chứng mất ngủ trong giai đoạn này. Vấn đề này sẽ ổn nếu bạn quen và biết cách đối phó với tình trạng này, hãy tranh thủ ngủ bù bất cứ lúc nào có thể.
• Áp lực đè lên trực tràng và hệ thống tiêu hóa chậm có thể dẫn đến đầy hơi và chứng chướng bụng, việc ăn 6 bữa nhỏ mỗi ngày sẽ giúp ích rất nhiều trong tình trạng này.
• Mức progesterone và estrogen trong máu cao có thể gây nghẹt mũi do tăng tuần hoàn máu lên màng nhầy.
• Khi mang thai tuần 28, tim và hệ thống tuần hoàn của bạn sẽ tiếp tục hoạt động cật lực vượt công suất vì cơ thể bạn cần sản xuất nhiều máu hơn bình thường để có thể cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho bé.
• Sẽ ổn hơn nếu bạn dành thời gian sắp xếp đồ đặc để sẵn sàng cho chuyện sinh nở bất cứ lúc nào bạn cần. Điều này sẽ thực sự cần thiết trong trường hợp bạn phải lên đường tới bệnh viện sớm hơn ngày dự kiến .
 
Chứng đau khung xương chậu:
• Trong thời kỳ mang thai, một loại hormone có tên relaxin tiết ra làm co dây chằng khiến cho xương chậu giãn ra và trở nên lỏng lẻo. Điều này gây ra sự không ổn định trong khớp xương có thể dẫn đến đau đớn quanh vùng xương chậu.
• Bạn có thể gặp khó khăn trong việc đi bộ, đứng, hoặc xoay đổi tư thế nằm trên giường, bởi khi một bên các khớp vận động nhiều hơn, sự mất cân bằng có thể gây ra đau đớn dữ dội.


• Nếu cơn đau trở nên dữ dội và không chịu nổi hãy hỏi ý kiến chuyên viên chăm sóc sức khoẻ của bạn, họ có thể sẽ khuyên bạn dùng dây đai hỗ chợ xương chậu hoặc một số bài tập cho bạn.
 
Yếu tố RH
Bạn có thể đã thấy các ký tự  '+' hoặc '-'  đặt trước nhóm máu trong bản kết quả xét nghiệm máu. Điều này trở nên rất quan trọng trong thời kỳ mang thai, do đó nếu bạn không nghĩ đến nó từ trước thì bây giờ đã là lúc bạn phải thực hiện.

• Yếu tố Rh – tên đầy đủ là Rhesue – tên của một loài khỉ mà được phát hiện thấy thành tố này đầu tiên. Đây là một khái niệm để chỉ tình trạng protein có trong máu. Thông thường loài người có Rh dương tính, nhưng trong trường hợp Rh âm tính, họ không thể nhận máu từ người có Rh dương tính.
• Nếu một phụ nữ có yếu tố Rh âm tính mang theo một em bé có Rh dương, cơ thể người mẹ sẽ phản ứng khi một số tế bào máu có yếu tố Rh+ lọt vào máu của Mẹ. Cơ thể của Mẹ có thể phản ứng lại các tế bào máu này như thể là các chất lạ xâm nhập và tạo kháng thể chống lại chúng (các kháng thể Rh).
• Điều này có thể không gây nguy hiểm cho thai nhi của bạn trong lần mang thai đầu tiên, nhưng trong các lần mang thai sau đó, các kháng thể Rh từ máu của người mẹ sẽ di chuyển qua nhau thai và xâm nhập vào mạch máu của đứa trẻ sơ sinh, gây ra sự phá huỷ hàng loạt các tế bào hồng huyết cầu trong cơ thể bé. Sự rủi ro của em bé tiếp tục gia tăng sau mỗi lần mang thai tiếp theo.
• Các cơ sở y tế sẽ xét nghiệm máu khi thai nhi 28 tuần.
• Nếu máu của bạn có dấu hiệu của kháng thể Rh, bạn sẽ được tiêm kháng thể anti-D vào tuần thai thứ 28 và sẽ được lặp lại trong tuần thứ 34 hoặc tuần thứ 36. Điều này giảm thiểu những vấn đề gây ra bởi sự không tương thích giữa máu của em bé và người mẹ.
• Cơ thể mẹ cũng có thể nhận được kháng thể anti-D trong vòng vài giờ sau khi sinh một em bé có yếu tố Rh + trong máu, kháng thể này phá huỷ bất kỳ tế bào máu Rh dương tính nào đã được chuyển từ bé. Điều này sẽ ngăn cản cơ thể Mẹ sản xuất kháng thể có thể gây hại cho trẻ sơ sinh ở một mức độ tối đa.
• Mức độ các kháng thể Rh trong máu của người mẹ cần được theo dõi thường xuyên trong giai đoạn thai kỳ. Trong trường hợp có các kháng thể Rh cao hơn, các kiểm tra tiếp theo sẽ được thực hiện để đảm bảo cho sức khoẻ của thai nhi.
• Trong một số trường hợp, em bé có thể cần truyền máu ngay sau khi sinh.
• Các xét nghiệm máu cũng sẽ ngăn ngừa các vấn đề về sức khoẻ, như bệnh vàng da và thiếu máu ở em bé.
 
Điểm qua các triệu chứng mà bạn dễ gặp khi thai nhi 28 tuần
• Chứng táo bón
• Bệnh trĩ
• Đau tức ngực.
• Đi tiểu thường xuyên
• Mệt mỏi
• Chứng mất ngủ.
• Chứng chuột rút ở chân
• Cơn gò sinh lý
• Ợ nóng
• Khó thở, thở gấp.
• Rò rỉ sữa
• Cảm giác ngứa ran ở chân
• chảy máu nướu, chan răng
• Hiện tượng mặt nạ thai kỳ
 

Những thay đổi trong cơ thể của thai nhi 28 tuần

Em bé của bạn không chỉ biết mơ mộng, mà còn biết nháy đôi mắt nhỏ bé một cách rất nhiệt tình. Một câu hỏi đặt ra là làm sao bé biết được rằng ở thế giới bên ngoài bé cần phải chớp mắt để vật lạ không làm tổn hại tới mắt ngay từ khi còn nằm trong tử cung

• Bằng cách nào đó, bé biết được những gì đang chờ đợi ở bên ngoài tử cung của Mẹ, chính vì vậy bạn ý đã thực hành rất chăm chỉ các kỹ năng như mút, đi bộ, di chuyển chân thay, thở, ho hay là nấc hột.
• Từ thời điểm thai nhi 28 tuần, bé có phổi khỏe mạnh, trưởng thành hơn và có thể hỗ trợ cho sự sống của bé  bên ngoài tử cung.
• Các lớp chất béo bên dưới da giúp làm phẳng nếp nhăn trên da của bé, làm cho làn da bé mềm mại và mịn màng. Bề mặt da được cải thiện cũng do sự mờ dần của lớp sáp nhờn và lớp lông mềm(lanugo) đã bao phủ cho bé trong một thời gian.
• Một số em bé không sẵn sàng để quay đầu và có thể ở vị trí sinh ngược 
• Các nếp nhăn trong não của bé sẽ tiếp tục phát triển và trở nên rõ ràng hơn ở giai đoạn này.
• Hệ thống enzym và các quá trình nội tiết vẫn đang trong quá trình phát triển nhưng ở một tốc độ đáng nể.
 
Kích thước của thai nhi 28 tuần:
Trong vài tuần vừa qua sự phát triển của bé đã chậm lại một chút và lại tăng tốc từ lúc này khi bé vẫn tiếp tục đắp lên lớp chất béo dưới da. Giờ thì bé có thể lớn bằng một quả đu đủ nhỏ.

Em bé của bạn dài khoảng 37,6 cm và nặng chừng 1000 gram vào tuần 28.
 
Mẹo chăm sóc trong giai đoạn thai nhi 28 tuần:
Giờ thì bé có thể giật mình và sau đó quăng một cú đá hoặc cú đấm. Bé vẫn rất tích cực hoạt động ở giai đoạn này và thực hiện các động tác chuyển động mà bạn có thể dễ dàng nhận ra. Hãy để mắt tới sự vận động của bé bởi quan trọng là bạn phải báo cho bác sĩ ngay khi bạn cảm thấy bất cứ dấu hiệu gì bất thường từ những hoạt động của bé.

Cảm giác ngứa trên vùng da bị căng dãn khi mang thai là rất bình thường. Nhưng trong trường hợp bạn ngứa nghiêm trọng ở bất kỳ giai đoạn nào của thời kỳ mang thai, thì nó có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn gan hiếm gặp. Hãy sớm liên hệ với bác sĩ của bạn để loại trừ các biến chứng.
 
Hãy cập nhật các xét nghiệm của bạn:
Mang thai tuần 28 là lúc bạn được cần xét nghiệm cẩn thận hơn để đảm bảo rằng mọi thứ đều rất ổn với bạn và con bạn.
• Lưu ý đến các yếu tố rủi ro mà bạn dễ mắc phải, cơ sở y tế chăm sóc sức khoẻ có thể lặp lại vài cuộc thử máu trong tuần này hoặc lần sau khi bạn tới.
• Có thể bao gồm các xét nghiệm sàng lọc HIV, giang mai, lậu và các bệnh nhiễm trùng khác có thể gây nguy hiểm cho bé và Mẹ.
• Chú ý rằng bạn không bỏ lỡ bất kỳ xét nghiệm máu nào mà cơ sở ý tế đề nghị.
 
Làm thế nào để xử lý các vấn đề trong tam cá nguyệt cuối cùng:
Có một số mẹo đơn giản có thể giúp bạn đối phó với các vấn đề của tam cá nguyệt thứ ba một cách tốt hơn:
• Khi mang thai tuần 28, bạn hãy hạn chế ngồi hay đứng ở cùng một tư thế trong thời gian quá lâu. Điều này sẽ giữ cho máu lưu thông qua tất cả các bộ phận của cơ thể.
• Đây không phải là thời điểm thích hợp để ngồi vắt chéo chân. Nó có thể chặn dòng lưu thông máu tới chân vốn đã chịu đựng chứng chuột rút của thai kỳ lại càng trở nên đau đớn hơn.
• Theo dõi cân nặng của bạn.
 

 
• Thường xuyên ăn các bữa nhẹ hơn là duy trì 3 bữa chính.
• Uống nhiều nước và uống nhiều chất lỏng khác.
• Duy trì chế độ ăn giàu chất xơ
• Đừng nhấc, mang vác những vật nặng.
• Ngủ với tư thế nghiêng bên trái càng nhiều càng tốt
• Chế độ ăn chứa đủ lượng Vitamin C.
• Mặc quần áo thoải mái đặc biệt là quanh vùng bụng và ngực.
• Đi bộ và tập thể dục đều đặn.
 

Lời khuyên cho cha

• Bạn nên có mặt cùng người bạn đời của mình trong thời gian này
• Đọc sách, xem video hoặc nói chuyện với những người bạn đã và đang làm điều đó.
• Học hỏi để biết những gì được mong đợi bạn làm và thực hành kỹ thuật giúp Mẹ bầu thư giãn
Cũng như mọi khía cạnh của thai kỳ, thủ thuật sinh đẻ, thời kỳ chuyển dạ, và nhiều thứ khác sẽ là khác nhau giữa mỗi một với phụ nữ. Nên đừng chờ đợi mọi thứ xảy ra như đã dự định.

► Xem tiếp: ​Thai nhi 29 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết
Bà bầu nên ăn gì để thai to? Top 7 thực phẩm mẹ nên ăn

Bà bầu nên ăn gì để thai to? Top 7 thực phẩm mẹ nên ăn

Bà bầu ăn gì để thai to, con đủ chất trong suốt thai kỳ? Theo các ...
Bà bầu nên ăn quả gì? 10+ loại quả tốt bà bầu nên ăn

Bà bầu nên ăn quả gì? 10+ loại quả tốt bà bầu nên ăn

Bà bầu nên ăn quả gì luôn là câu hỏi được nhiều chị em mang thai ...
Tiểu đường thai kỳ và các thông tin cơ bản mẹ cần biết

Tiểu đường thai kỳ và các thông tin cơ bản mẹ cần biết

Tiểu đường thai kỳ là một bệnh mắc phải ở mẹ bầu do rối loạn chuyển ...
Các nguyên nhân dư ối điển hình nhất mẹ cần lưu ý

Các nguyên nhân dư ối điển hình nhất mẹ cần lưu ý

Nguyên nhân dư ối có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, từ mẹ ...
Cách khắc phục dư nước ối nhanh, hiệu quả cho mẹ

Cách khắc phục dư nước ối nhanh, hiệu quả cho mẹ

Nước ối đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi, ...
Cách uống nước râu ngô khi bị dư ối cho mẹ

Cách uống nước râu ngô khi bị dư ối cho mẹ

Nếu mẹ bầu đang tìm kiếm giải pháp an toàn để cải thiện tình trạng dư ...
Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ

Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ

Dư ối có nguy hiểm không, là vấn đề thắc mắc của nhiều chị em phụ ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Đặt hàng ngay
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Các tin bài khác
Không có máu báo thai liệu có thai không? Chuyên gia giải đáp
30/11/2024
19 lượt xem

Không có máu báo thai liệu có thai không? Chuyên gia giải đáp

Không có máu báo thai liệu có thai không đang là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ hiện ...
Cảnh báo dấu hiệu rỉ ối 3 tháng giữa cho mẹ
27/11/2024
29 lượt xem

Cảnh báo dấu hiệu rỉ ối 3 tháng giữa cho mẹ

Dấu hiệu rỉ ối 3 tháng giữa thường không rõ ràng và rất khó nhận biết. Điển hình nhất là hiện ...
Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân? Mẹ đã biết chưa?
27/11/2024
28 lượt xem

Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân? Mẹ đã biết chưa?

Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân luôn là chủ đề được bàn tán sôi nổi. Theo khuyến ...
Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Nguy hiểm thế nào?
26/11/2024
35 lượt xem

Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Nguy hiểm thế nào?

Trả lời cho câu hỏi tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Các bác sĩ cho biết rằng, mẹ ...
Dấu hiệu rỉ ối 3 tháng đầu là gì? Các trường hợp nguy hiểm mẹ cần biết
25/11/2024
37 lượt xem

Dấu hiệu rỉ ối 3 tháng đầu là gì? Các trường hợp nguy hiểm mẹ cần biết

Rỉ ối 3 tháng đầu có thể khiến nhiều mẹ bầu lo lắng, nhưng nếu nắm rõ dấu hiệu và cách ...
Tại sao ra máu báo nhưng không có thai? Chuyên gia giải đáp
25/11/2024
38 lượt xem

Tại sao ra máu báo nhưng không có thai? Chuyên gia giải đáp

Ra máu báo thường là dấu hiệu cho thấy trứng đã thụ tinh và quá trình làm tổ bắt đầu. Vậy, ...
Đăng ký tư vấn
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure