Quảng cáo top page 01
0
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Đang mang thai

Thai nhi 30 tuần - sự phát triển của bé, những thay đổi của cơ thể mẹ và cách đối phó với các nguy cơ

06:25 | 05/06/2017
413 lượt xem

Khi thai nhi 30 tuần, có nghĩa là bạn đã trải qua 3/4 cuộc hành trình tuyệt vời này rồi đấy! Nếu bạn cảm thấy không thể đợi đến ngày sinh nở được nữa, thì cũng đừng cảm thấy tội lỗi. Đây là một cảm giác chung của mọi phụ nữ trong giai đoạn cuối cùng của hành trình mang thai đầy gian nan. 

Điều đó không có nghĩa là bạn không muốn nuôi dưỡng con của bạn trong bụng mình nữa; đó chỉ là những thay đổi mạnh mẽ về thể chất và tinh thần khiến bạn không thể chịu đựng được. Hãy chờ đợi thêm một chút nữa thôi, chỉ còn vài tuần nữa và tình yêu lớn nhất đời bạn sẽ bước chân vào thế giới này!
 

Những thay đổi ở cơ thể Mẹ

Thay đổi rõ ràng nhất là tăng cân, nhưng bạn không thấy bất kỳ thay đổi đáng kể nào trong mỗi tuần như trước nữa. Bạn có thể tăng gần 450 gam trọng lượng mỗi tuần, vì con bạn đang phát triển mạnh mẽ trước khi ra khỏi bung Mẹ.

Bạn cần phải có chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ chất dinh dưỡng, vì ở thời điểm thai nhi 30 tuần con sẽ cần nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Đừng quên loại bỏ nguy cơ mắc liên cầu khuẩn nhóm B (một dạng nhiễm trùng gây ảnh hưởng nặng nề tới cả Mẹ và Bé) bằng cách thực hiện các xét nghiệm. Liên cầu khuẩn nhóm B có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng ở con sau khi sinh và có thể để lại di chứng nặng nề. Phụ nữ đã từng xét nghiệm dương tính với liên cầu khuẩn nhóm B sẽ được điều trị kháng sinh khi chuyển dạ để giữ cho em bé an toàn.

Kiểm soát những con đau ở vùng lưng dưới bằng cách duy trì đúng tư thế và tập thể dục đều đặn.


Nếu bạn cảm thấy bản thân dễ dàng bực bội mệt mỏi thì không cần lo lắng. Đây là một triệu chứng thông thường trong tam cá nguyệt thứ 3, đặc biệt là những khi bạn cảm thấy khó ngủ hoặc mất ngủ. Hãy thử áp dụng các tư thế giúp bạn cảm thấy thoải mái và dễ ngủ, cho dù những tư thế đó trông có vẻ kỳ lạ.

Mang thai tuần 30, không chỉ mỗi kích cỡ của bụng làm rối loạn giấc ngủ của bạn mà những giấc mơ kỳ lạ cũng có thể góp phần khiến bạn mất ngủ. Một số nhà khoa học tin rằng giấc ngủ không trọn vẹn trong thời kỳ mang thai sẽ là bước chuẩn bị giúp người mẹ có thể thức dậy vào bất kỳ lúc nào sau khi sinh để chăm sóc cho bé con.

Mức đường trong máu của bạn có thể tăng lên trong thời kỳ mang thai. Nhưng đừng hoảng sợ, vì bệnh tiểu đường thai kỳ có thể được khéo léo giải quyết với chế độ ăn uống phù hợp và lối sống lành mạnh. Đặc biệt nó không ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn sau khi sinh con. 

Thiếu máu cũng là một tình trạng mà bạn phải lưu ý. Lượng hemoglobin thấp có thể dẫn đến thiếu sắt vì nó là một phức hợp protein trong các tế bào hồng cầu có chứa sắt. Thiếu sắt có thể dẫn đến các vấn đề phát triển ở con bạn. Do đó, hãy tham khảo ý kiến các bác sĩ hoặc cơ sở chăm sóc sức khoẻ về chế độ ăn uống đủ chất sắt hoặc thực phẩm bổ sung chất sắt cho bạn.

Nếu những cơn đau xuất hiện, hãy bình tĩnh và lắng nghe những dấu hiệu cảnh báo. Sự thoải mái của bạn và sức khoẻ của bé cần nằm trong danh sách ưu tiên. Mọi thứ khác có thể hãy gạt sang một bên.

Thai nhi 30 tuần tuổi phát triển sẽ xâm chiếm không gian của bàng quang và các cơ quan nội tạng khác. Bạn sẽ luôn thấy buồn đi tiểu, vì vậy hãy cố gắng làm trống bàng quàng trước khi có việc đi ra ngoài, điều này cũng sẽ giúp bạn ngăn ngừa bệnh viêm đường tiết niệu.

Hãy sẵn sàng cho sự thay đổi về tâm trạng và cảm xúc của Mẹ bất cứ lúc nào trong tam cá nguyệt thứ ba. Bạn có thể bỗng nhiên thấy bắt đầu lo lắng về kỹ năng làm mẹ và băn khoăn không biết bạn và bạn đời của bạn đã sẵn sàng cho sự xuất hiện của em bé hay chưa. Sự khó chịu về cảm xúc cũng có thể xảy ra trong lần mang thai thứ hai.  .

Ở tuần thai thứ 30, bạn có thể thấy mình thường xuyên khó chịu và hay cáu gắt hơn, vì bạn đang có phản ứng mạnh mẽ về cảm xúc. Mang thai làm bạn cảm thấy mệt mỏi về tinh thần. Đó cũng chính là điều tự nhiên chứng tỏ bạn đã sẵn sàng nuôi dưỡng và yêu thương bé vô điều kiện.

Đừng ngần ngại chia sẻ những trải nghiệm, những lo lắng và sự đau đớn với bạn đời. Khi bạn mang thai tuần 30, chồng của bạn có thể đã quen với những câu chuyện mang thai và có thể không tỏ ra phấn khích hay thích thú với mọi thứ bạn nói, nhưng điều đó không có nghĩa là anh ấy đã ngừng quan tâm chăm sóc cho bạn và con.
 

Điểm qua những triệu chứng khi thai nhi 30 tuần:

Các triệu chứng khó chịu của thai kỳ có thể tăng lên về cả tần suất và cường độ nhưng lúc này bạn đang tràn đầy nghị lực bởi ngày chào đón đứa con của bạn đang đến rất gần.
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Sưng nề ở bàn chân và bàn tay.
  • Đau lưng.
  • Trào ngược acid cùng với cảm giác nóng cổ.
  • Bệnh trĩ 
  • Táo bón
  • Khó tiêu
  • Mất ngủ
  • Mệt mỏi
  • Suy tĩnh mạch
  • Tăng cân
  • Mất thăng bằng khi đi bộ
  • Các cơn co thắt sinh lý trở nên rõ ràng hơn
  • Ngực phát triển
  • Khó thở
  • Ợ nóng
  • Dịch tiết ra từ âm đạo.
 

Sự phát triển của thai nhi 30 tuần

Hãy bắt đầu các bài hát ru kể từ khi thai nhi 30 tuần. Em bé của bạn sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ với với giọng nói nhẹ nhàng của mẹ. Đây là một cách hay để cho bé làm quen với một số bài hát ru mà Mẹ muốn hát cho bé nghe sau khi sinh. Đừng mong chờ rằng bé sẽ ngủ ngay lập tức. Bởi bé cũng thực sự bận rộn trong việc thực hành các kỹ năng như mút hay thể hiện các thay đổi trên khuôn mặt hoặc bận đá đấm xung quanh.

Con của bạn đang phát triển nhanh chóng để chuẩn bị cho việc tiến vào thế giới bên ngoài. Nhưng vẫn còn một số bộ phận cần được hoàn thiện:
  • Sự phát triển nổi bật nhất mà chúng ta có thể thấy rõ được ở giai đoạn này là hệ thống thần kinh hoạt động hiệu quả trong việc điều chỉnh các chức năng của cơ thể bé, các dây thần kinh bây giờ được bao phủ bởi myelin, giúp cho não bộ phát triển tốt hơn.
  • Từ bề mặt bằng phẳng, bộ não của bé đang thay đổi và phát triển các nếp nhăn và gợn sóng có thể kéo dài suốt cuộc đời của bé.
  • Bé tiếp tục tăng cân khi lớp mỡ vẫn tiếp tục phát triển dưới da. Các mô và chất béo sẽ loại bỏ các nếp nhăn cuối cùng trên da bé.
  • Lớp lông tơ vẫn còn trên da mặc dù chúng đã giảm dần sau mỗi tuần.
  • Bé tiếp tục tập thở. Các bài tập thở có thể làm cho bé bị nấc, khiến bạn có cảm giác rung động hoặc ọp ẹp trong tử cung.
  • Nếu để ý, bạn sẽ biết khi nào em bé ngủ cũng như là thức. Khi thức, bé sẽ làm đủ các trò để bạn biểt rằng bé đang thức mặc đù có rất ít không gian trống còn lại trong tử cung để bé vận động.
  • Các cơ quan tim, hệ tiêu hóa, các cơ quan bài tiết, cơ và phổi, các giác quan bắt đáp ứng được nhu cầu hoạt động độc lập.
  • Thai nhi 30 tuần đã gần như đạt đến chiều dài trọn vẹn(gần 40 cm), mặc dù sẽ tiếp tục tăng cân cho đến khi sinh.
  • Bé tiếp tục mở và nhắm mắt lại. Bé phản ứng rất rõ với ánh sáng. Trong quá trình quét siêu âm, bạn có thể quan sát bé đang cố gắng vươn ra và bắt tia sáng chiếu vào tử cung. Thật kỳ diệu phải không. Phơi bụng bầu trước ánh sáng an toàn có thể giúp kích thích sự phát triển của đôi mắt bé.
  • Mắt bé đẹp với lông mi dễ thương và lông mày tô điểm cho khuôn mặt.
  • Do không còn đủ chỗ trong tử cung, nên lượng nước ối bắt đầu giảm đi.
  • Tử cung của bạn đã đủ cao và chèn vào cơ hoành khiến bạn thường xuyên khó thở. Đến tuần 34 bé sẽ quay người và sẵn sàng ở vị trí sinh, thì bạn có thể hít một hơi thở nhẹ nhõm mà không gặp nhiều rắc rối.
  • Nếu ai đấy có thể đưa cho bé cầm ngón tay thì chắc chắn bé có thể nắm rất chặt.
  • Móng tay của bé đang phát triển. Có thể cần phải cắt tỉa móng trong vài ngày đầu sau khi sinh để ngăn không cho móng tay bé chạm vào mặt.
 

Kích thước của bé:

Thai nhi 30 tuần, bé có chiều dài 39 đến 42 cm và nặng khoảng 1,15 đến 1,70 kg.
 

Lời khuyên cho mẹ trong giai đoạn thai nhi 30 tuần

Nếu bạn muốn tự nuông chiều bản thân một chút, còn đợi chờ gì nữa! Con của bạn sẽ sớm trở thành trung tâm của vũ trụ và bạn sẽ chẳng còn lúc nào để dành cho bản thân nữa đâu.
  • Mang thai tuần 30, Mẹ đừng bỏ lỡ bất kỳ buổi hẹn nào với bác sĩ. Điều quan trọng là phải cập nhật những diễn biến trong cơ thể Mẹ và Bé
  • Tiếp tục thực hành kỹ thuật Lamaze hoặc các khóa học khác mà bạn đã tham gia.
  • Ăn uống lành mạnh và tập luyện mỗi ngày.
  • Nghỉ ngơi bất cứ khi nào bạn cảm thấy mệt mỏi. Đối với một phụ nữ mang thai, tất cả mọi việc có thể tạm gác lại một chút, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba.

Lời khuyên cho cha

Bạn có thể đã mệt mỏi khi lắng nghe đủ thứ về chuyện mang thai. Nhưng hãy giữ sự kiên nhẫn của bạn và đừng tỏ thái độ không chú ý hay thờ ơ với những gì mà vợ bầu đang tâm sự hay phàn nàn với bạn. Đây là lúc bạn chứng tỏ tình yêu của bạn dành cho cô ấy là vô điều kiện!

► Xem tiếp: ​Thai nhi 31 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết
Bà bầu nên ăn gì để thai to? Top 7 thực phẩm mẹ nên ăn

Bà bầu nên ăn gì để thai to? Top 7 thực phẩm mẹ nên ăn

Bà bầu ăn gì để thai to, con đủ chất trong suốt thai kỳ? Theo các ...
Bà bầu nên ăn quả gì? 10+ loại quả tốt bà bầu nên ăn

Bà bầu nên ăn quả gì? 10+ loại quả tốt bà bầu nên ăn

Bà bầu nên ăn quả gì luôn là câu hỏi được nhiều chị em mang thai ...
Tiểu đường thai kỳ và các thông tin cơ bản mẹ cần biết

Tiểu đường thai kỳ và các thông tin cơ bản mẹ cần biết

Tiểu đường thai kỳ là một bệnh mắc phải ở mẹ bầu do rối loạn chuyển ...
Các nguyên nhân dư ối điển hình nhất mẹ cần lưu ý

Các nguyên nhân dư ối điển hình nhất mẹ cần lưu ý

Nguyên nhân dư ối có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, từ mẹ ...
Cách khắc phục dư nước ối nhanh, hiệu quả cho mẹ

Cách khắc phục dư nước ối nhanh, hiệu quả cho mẹ

Nước ối đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi, ...
Cách uống nước râu ngô khi bị dư ối cho mẹ

Cách uống nước râu ngô khi bị dư ối cho mẹ

Nếu mẹ bầu đang tìm kiếm giải pháp an toàn để cải thiện tình trạng dư ...
Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ

Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ

Dư ối có nguy hiểm không, là vấn đề thắc mắc của nhiều chị em phụ ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Đặt hàng ngay
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Các tin bài khác
Không có máu báo thai liệu có thai không? Chuyên gia giải đáp
30/11/2024
19 lượt xem

Không có máu báo thai liệu có thai không? Chuyên gia giải đáp

Không có máu báo thai liệu có thai không đang là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ hiện ...
Cảnh báo dấu hiệu rỉ ối 3 tháng giữa cho mẹ
27/11/2024
29 lượt xem

Cảnh báo dấu hiệu rỉ ối 3 tháng giữa cho mẹ

Dấu hiệu rỉ ối 3 tháng giữa thường không rõ ràng và rất khó nhận biết. Điển hình nhất là hiện ...
Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân? Mẹ đã biết chưa?
27/11/2024
28 lượt xem

Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân? Mẹ đã biết chưa?

Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân luôn là chủ đề được bàn tán sôi nổi. Theo khuyến ...
Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Nguy hiểm thế nào?
26/11/2024
35 lượt xem

Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Nguy hiểm thế nào?

Trả lời cho câu hỏi tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Các bác sĩ cho biết rằng, mẹ ...
Dấu hiệu rỉ ối 3 tháng đầu là gì? Các trường hợp nguy hiểm mẹ cần biết
25/11/2024
37 lượt xem

Dấu hiệu rỉ ối 3 tháng đầu là gì? Các trường hợp nguy hiểm mẹ cần biết

Rỉ ối 3 tháng đầu có thể khiến nhiều mẹ bầu lo lắng, nhưng nếu nắm rõ dấu hiệu và cách ...
Tại sao ra máu báo nhưng không có thai? Chuyên gia giải đáp
25/11/2024
38 lượt xem

Tại sao ra máu báo nhưng không có thai? Chuyên gia giải đáp

Ra máu báo thường là dấu hiệu cho thấy trứng đã thụ tinh và quá trình làm tổ bắt đầu. Vậy, ...
Đăng ký tư vấn
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure