0
Sau khi sinh   Dinh dưỡng

Gợi ý thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối chi tiết trong 1 tuần

11:53 | 09/07/2025
15 lượt xem

Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối cần tuân thủ nguyên tắc kiểm soát về lượng đường, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành 5 - 6 bữa. Mẹ nên ưu tiên các thực phẩm giàu chất xơ, ít đường, tránh xa đồ ngọt và đồ ăn nhanh. Vậy chi tiết xây dựng thực đơn như thế nào? Mời mẹ tham khảo bài viết sau của Avisure.

1. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối

Để xây dựng thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối, mẹ cần nắm rõ các nguyên tắc cơ bản sau:

1.1. Ăn đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng

Theo thông tin của Bộ Y Tế, dinh dưỡng cho bà bầu tiểu đường thai kỳ vẫn cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: carbohydrate (33 - 40%), lipid (35 - 40%), protein (20%) và các vitamin, khoáng chất. Năng lượng nên được phân phối đều giữa các bữa ăn. Mẹ cần cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng để giúp con phát triển khỏe mạnh, không bị thiếu chất.
 

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối

1.2. Kiểm soát lượng đường (carbohydrate)

Khi xây dựng thực đơn cho bà bầu tiểu đường thai kỳ, mẹ cần chú ý kiểm soát lượng đường trong mỗi bữa ăn. Viện Y học Hoa Kỳ khuyến cáo, mẹ nên cung cấp ít nhất 175g carbohydrate cho cơ thể mỗi ngày, chia đều ra các bữa ăn để tránh tăng đường huyết đột ngột. Mẹ nên ưu tiên các nhóm thực phẩm có lượng đường thấp như rau củ, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, yến mạch,...

1.3. Chia thành các bữa nhỏ trong ngày

Thay vì ăn 3 bữa mỗi ngày, mẹ có thể chia thành 5 - 6 bữa nhỏ, gồm 3 bữa chính và 2 - 3 bữa phụ để kiểm soát đường huyết tốt hơn, tránh tăng đường huyết đột ngột. Ngoài ra, mẹ chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành các bữa phụ cũng giúp tránh cảm giác đói và thèm ăn vặt. 
 

Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày kiểm soát đường huyết tốt hơn
Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày kiểm soát đường huyết tốt hơn

1.4. Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ

Bạn nên thêm các thực phẩm giàu chất xơ vào thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối như rau xanh, các loại đậu, hạt chia, hạt lanh, trái cây,... Các thực phẩm giàu chất xơ vừa giúp ổn định đường huyết vừa hỗ trợ tiêu hóa cho mẹ.

1.5. Hạn chế đồ ngọt, đồ ăn nhanh

Mẹ bầu 3 tháng cuối nên hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều đường, đồ ngọt, bánh kẹo, nước có ga, đồ ăn nhanh, trà sữa,... vì chúng có thể gây tăng đường huyết và ảnh hưởng xấu cho sức khỏe thai kỳ.
Xem thêm: 

2. Bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn gì, kiêng gì?

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, có một số thực phẩm bà bầu tiểu đường thai kỳ nên ăn và không nên ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Cụ thể như sau:

2.1. Bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn gì?

Mẹ bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn các loại thực phẩm ít đường, giàu chất xơ như rau xanh, ngũ cốc,... nhưng vẫn cần cung cấp đủ đạm và chất béo cho cơ thể. Một số thực phẩm mẹ nên thêm vào thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối như:

- Các loại rau xanh đậm: như rau cải, súp lơ, rau muống, măng tây,... bổ sung vitamin và chất xơ cho thai kỳ

- Củ quả ít ngọt như cà rốt, su hào, mướp đắng,... giàu chất xơ và giúp ổn định đường huyết

- Thịt gà, thịt bò, thịt lợn nạc, cá hồi, cá thu giúp cung cấp lượng protein cần thiết cho sự phát triển của thai nhi

- Các loại hạt, dầu oliu, bơ,... giúp bổ sung chất béo lành mạnh cho thai kỳ

- Các loại sữa không đường, sữa dành cho người tiểu đường, các sản phẩm từ sữa ít đường,... vừa giúp cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, vừa giúp ổn định, hạn chế tăng đường huyết trong thai kỳ.
 

Bà bầu bị tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn gì?
Bà bầu bị tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn gì?

2.2. Bà bầu bị tiểu đường 3 tháng cuối nên kiêng gì?

Khi bị tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, bà bầu nên tránh các loại thực phẩm nhiều đường gây tăng đường huyết, các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên hạn chế các nhóm thực phẩm như:

- Thực phẩm nhiều đường, tinh bột như mật ong, siro, bánh kẹo, chè, nước ngọt, nước ép thêm đường,....

- Đồ chế biến sẵn như thịt nguội, pate, đồ hộp, trái cây đóng hộp, cháo ăn liền, mì ăn liền,...

- Mỡ động vật (mỡ lợn, da gà,...) và nội tạng động vật (tim, gan, thận,...)

- Thực phẩm chiên rán, dầu mỡ nhiều, đồ ăn nhanh

- Đồ uống có ga, caffeine như nước ngọt, cà phê, trà sữa,...
 

Bà bầu bị tiểu đường 3 tháng cuối nên kiêng gì?
Bà bầu bị tiểu đường 3 tháng cuối nên kiêng gì?

3. Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối chi tiết

Sau đây Avisure sẽ gợi ý cho bạn thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối đơn giản và đầy đủ chất dinh dưỡng:

3.1. Bữa sáng cho bà bầu tiểu đường

Bữa sáng giúp cung cấp năng lượng cho cả ngày hoạt động sắp tới của bà bầu nên rất quan trọng và cần phải có trong thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối. Mẹ cần đảm bảo bữa sáng giàu năng lượng nhưng không được làm tăng đường huyết quá đột ngột. Bữa sáng cho bà bầu tiểu đường cần chứa đầy đủ tinh bột, protein và chất xơ. Mẹ có thể tham khảo những lựa chọn sau:

- 1 lát bánh mì đen (bánh mì nguyên cám) + 1 quả trứng ốp la + 1 cốc sữa tiểu đường (200ml): giúp cung cấp tinh bột, protein và lượng đường vừa đủ cho bữa sáng của bà bầu tiểu đường thai kỳ

- Cháo yến mạch thịt băm (khoảng 40g yến mạch + 50g thịt nạc) + 1 quả dưa leo: đây là thực phẩm có chỉ số GI thấp, giúp no lâu và ổn định đường huyết cho bà bầu 3 tháng cuối

- Phở gà (100g bánh phở + 50g thịt gà bỏ da) + rau thơm + hành lá + giá đỗ: là sự lựa chọn hoàn hảo cho bà bầu tiểu đường vì phở gà chứa lượng carbohydrate thấp, kết hợp với protein và chất xơ cần thiết tốt cho bà bầu. 
 

Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối chi tiết bữa sáng
Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối chi tiết bữa sáng

3.2. Bữa phụ sáng

Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối không thể thiếu các bữa phụ. Bữa phụ sáng giúp duy trì năng lượng và mức đường huyết ổn định cho bà bầu đến trưa. Bữa phụ mẹ nên chọn những thực phẩm có chỉ số GI thấp và giàu chất xơ giúp no lâu. Mẹ có thể tham khảo các gợi ý sau:

- Một quả táo nhỏ: giúp cung cấp chất xơ và đường tự nhiên tốt cho bà bầu 3 tháng cuối

- 1 hộp sữa chua không đường: giúp bổ sung probiotic có lợi cho cơ thể, tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ miễn dịch khỏe mạnh.

- 10 - 15 hạt hạnh nhân và 1 ly nước ấm: giúp cung cấp chất béo lành mạnh cho cơ thể và duy trì năng lượng cần thiết cho bà bầu đến bữa trưa

3.3. Bữa trưa cho mẹ bầu tiểu đường 3 tháng cuối

Mẹ cần lên thực đơn bữa trưa cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối sao cho vừa đủ chất dinh dưỡng và năng lượng, vừa giúp kiểm soát đường huyết tốt. Mẹ nên ưu tiên các thực phẩm giàu protein, chất xơ và vitamin. Mẹ hãy tham khảo một số lựa chọn sau đây:

- ½ bát cơm gạo lứt + 100g thịt gà luộc bỏ da + canh rau cải + đu đủ tráng miệng: giúp cung cấp lượng carbohydrate phức hợp, hấp thu chậm để tránh làm tăng đường huyết đột ngột, cùng với protein, chất xơ và vitamin giúp bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu 3 tháng cuối.

- ½ bát cơm gạo lứt + 100g cá hấp + canh bí đỏ nấu thịt nạc: cá cung cấp omega-3 cần thiết cho thai nhi ở 3 tháng cuối thai kỳ, kết hợp với những thực phẩm có GI thấp giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả

- ½ bát cơm gạo lứt + tôm rim + đậu phụ non + súp lơ luộc: giúp bổ sung protein, vitamin C và khoáng chất cần thiết cho thai kỳ
 

Bữa trưa cho mẹ bầu tiểu đường 3 tháng cuối
Bữa trưa cho mẹ bầu tiểu đường 3 tháng cuối

3.4. Bữa xế chiều

Bữa xế chiều rất quan trọng trong thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối vì nó giúp mẹ giữ được mức năng lượng để hoạt động đến tối và tránh cảm giác đói. Mẹ nên chọn những thực phẩm giàu năng lượng như:

- Bơ dầm sữa chua (½ quả bơ và 1 hộp sữa chua không đường): giúp bổ sung chất béo và probiotic tốt cho cơ thể.

- Sinh tố rau xanh hoặc nước ép trái cây (từ rau cải xoăn, rau chân vịt hoặc từ trái cây dành cho bà bầu bị tiểu đường như táo, dâu tây, chuối,...): giúp cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể mà không làm tăng đường huyết.

- Sữa chua không đường trộn cùng các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều,...: giúp bổ sung kẽm, magie và chất béo tốt cho cơ thể

3.5. Bữa tối 

Mẹ cần xây dựng thực đơn bữa tối cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối sao cho vừa nhẹ nhàng, đảm bảo cung cấp đủ chất cho cả đêm dài mà vẫn kiểm soát tốt đường huyết trước khi ngủ. Một vài gợi ý cho mẹ lựa chọn như sau:

- ½ bát cơm gạo lứt + 100g cá hồi hấp + salad rau củ (gồm xà lách, dưa chuột, cà chua): bổ sung omega-3 cho sự phát triển trí não và thị lực của thai nhi, cùng với rau củ giàu chất xơ và vitamin tốt cho hệ tiêu hóa.

- ½ bát cơm gạo lứt + 100g thịt nạc luộc + canh bí đỏ: là lựa chọn tốt trong thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối. Thịt nạc luộc cung cấp protein dễ tiêu hóa, cùng với các thực phẩm ít đường, giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe thai kỳ.

- ½ bát cơm gạo lứt + 100g thịt gà xé sợi + canh rau cải: giúp bổ sung protein cần thiết cho cơ thể mà không làm tăng đường huyết, tốt cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối. 

Để xây dựng thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối, mẹ cần nhớ nguyên tắc phối hợp đa dạng các loại thực phẩm khác nhau, vừa giúp cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết mà còn giúp mẹ không bị ngán. 
 

Bữa tối cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối
Bữa tối cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối

4. Gợi ý thực đơn 1 tuần cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối

Thực đơn 1 tuần cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối mẹ có thể tham khảo như sau:

 

Ngày

Bữa sáng

Bữa trưa

Bữa tối

Bữa phụ

Thứ 2

Bánh mì đen + trứng ốp la

Cơm gạo lứt + cá hồi hấp + rau cải luộc

Cơm gạo lứt + thịt bò xào rau củ + salad rau

Sữa tiểu đường/ Một nắm hạt hạnh nhân/ Táo

Thứ 3

Cháo yến mạch thịt bằm

Cơm gạo lứt + đậu kho nấm + rau muống luộc

Cơm gạo lứt + ức gà luộc + salad 

Sữa tiểu đường/ Hạt óc chó/ Chuối chín

Thứ 4

Bún cá rau cải

Cơm yến mạch + tôm hấp + bí đỏ hấp

Cơm gạo lứt + Thịt nạc luộc + Canh cải nấu thịt bằm

Sữa chua không đường/ 1 lát đu đủ

Thứ 5

Phở gà không da

Cháo gạo lứt + trứng gà luộc + canh rau dền

Cơm gạo lứt + cá thu kho + mướp luộc

Sữa tiểu đường/ Lê/ Hạt điều

Thứ 6

Cháo yến mạch + bí đỏ + thịt gà

Cơm gạo lứt + Thịt lợn rang cháy cạnh + Súp lơ luộc

Cơm gạo lứt + Đậu sốt cà chua + Bí xanh luộc

Sữa đậu nành không đường/ Cam

Thứ 7

Bún riêu cua ít bún

Cơm gạo lứt + thịt gà xào nấm + rau cải luộc

Cơm yến mạch + Tôm rim + Canh rau mồng tơi

Sữa chua không đường/ Hạt óc chó/ Quả kiwi

Chủ Nhật

Bánh mì nguyên cám + ức gà áp chảo + rau

Cháo gạo lứt + thịt bò bằm + canh rau cải

Cơm gạo lứt + Đậu nhồi thịt + Canh rau dền

Sữa hạt không đường/ Dưa lưới

5. Lưu ý khi lên thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối

Khi lên thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối, mẹ cần chú ý đến các vấn đề sau để giữ cho mức đường huyết ổn định trong thai kỳ:

- Theo dõi đường huyết thường xuyên:

Mẹ cần kiểm tra mức đường huyết trước và sau mỗi bữa ăn 2 giờ để đảm bảo mức đường huyết nằm trong giới hạn cho phép. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, mức đường huyết cho phép lúc đói ≤ 92 mg/dl (5.1 mmol/l), sau ăn 1 giờ ≤ 180 mg/dl (10 mmol/l), sau ăn 2 giờ ≤ 153 mg/dl (8.5 mmol/l)

- Không ăn quá no:

Mẹ bầu không nên ăn quá no, chỉ ăn vừa đủ để tránh dạ dày phải làm việc nhiều, đường huyết tăng đột ngột. Mẹ nên ăn chậm, nhai kỹ và chia nhỏ thành 4 - 5 bữa ăn trong ngày để cơ thể hấp thụ từ từ, tránh dư thừa năng lượng.

- Vận động mỗi ngày:

Mỗi ngày, mẹ nên dành 20 - 30 phút để tập luyện thể dục thể thao với các bài tập như đi bộ, yoga, squats, kegel,... để duy trì sức khỏe, kiểm soát mức đường huyết ổn định cho cơ thể, tăng độ nhạy của insulin và tránh tăng cân quá mức. 

- Tuân thủ đúng chỉ định từ bác sĩ:

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối cần tuân thủ chặt chẽ các chỉ định của bác sĩ về chế độ ăn uống, liệu trình dùng thuốc hay chế độ sinh hoạt. Tuyệt đối không được tự ý điều chỉnh vì có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi.

- Khám thai định kỳ:

Mẹ cần thực hiện khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để được theo dõi sự phát triển của thai nhi và kiểm tra những biến chứng có thể xuất hiện như tiền sản giật, đa ối, thai to,... Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, mẹ cần báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
 

Lưu ý khi lên thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối
Lưu ý khi lên thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối

6. Câu hỏi thường gặp về thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối (FAQs)

6.1. Món ăn vặt cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nào tốt?

Món ăn vặt cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối phù hợp nhất là sữa chua không đường, các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều, hoa quả, trái cây ít đường theo mùa như chuối, táo, bơ, lê, bưởi,... Đây là những món ăn vặt vừa giàu dinh dưỡng cho thai nhi vừa giúp kiểm soát tốt đường huyết cho mẹ, tránh những cơn thèm ăn.
 

Câu hỏi thường gặp về thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối
Câu hỏi thường gặp về thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối

6.2. Bị tiểu đường thai kỳ có nên uống sữa tươi không đường không?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể uống sữa tươi không đường. Vì sữa tươi không đường vừa chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, canxi, vitamin,... vừa giúp giữ mức đường huyết ổn định, tránh tăng cao quá mức.

6.3. Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì vào bữa sáng?

Bà bầu tiểu đường thai kỳ nên tham khảo gợi ý cho thực đơn bữa sáng như bánh mì nguyên cám + trứng ốp la, cháo yến mạch thịt bằm, phở gà bỏ da, salad rau củ, sữa tươi không đường,... Bữa sáng mẹ nên ưu tiên các thực phẩm giàu chất xơ và protein, ít đường và tinh bột để vừa cung cấp đủ năng lượng cho ngày mới vừa không làm tăng đường huyết quá mức.

Như vậy, lên thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối không khó nếu mẹ biết cách lựa chọn thực phẩm theo khoa học. Mẹ lưu ý rằng, cần lên kế hoạch ăn uống hợp lý kết hợp chế độ sinh hoạt, tập luyện thường xuyên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe những tháng cuối thai kỳ. Nếu còn băn khoăn nào khác, hãy tham khảo chuyên mục Dinh dưỡng của Avisure để tìm kiếm câu trả lời.

Bổ sung canxi cho trẻ 10 tuổi an toàn và hiệu quả

Bổ sung canxi cho trẻ 10 tuổi an toàn và hiệu quả

Bổ sung canxi cho trẻ là điều vô cùng cần thiết, bởi thiếu canxi có thể ...
Bổ sung canxi cho trẻ 7 tuổi đúng, đủ chuẩn khoa học

Bổ sung canxi cho trẻ 7 tuổi đúng, đủ chuẩn khoa học

Canxi là một khoáng chất vô cùng cần thiết cho sự phát triển của xương và ...
Bí quyết bổ sung canxi cho trẻ hiệu quả và an toàn nhất

Bí quyết bổ sung canxi cho trẻ hiệu quả và an toàn nhất

Canxi là một trong những dưỡng chất vô cùng cần thiết cho sự phát triển chiều ...
Có nên bổ sung canxi cho bé - Bổ sung canxi cho trẻ từ khi nào? 

Có nên bổ sung canxi cho bé - Bổ sung canxi cho trẻ từ khi nào? 

Canxi là một dưỡng chất vô cùng cần thiết cho sự phát triển xương, răng của ...
Thuốc bổ cho mẹ sau sinh cho con bú giúp mẹ khỏe mạnh, tốt sữa

Thuốc bổ cho mẹ sau sinh cho con bú giúp mẹ khỏe mạnh, tốt sữa

Không chỉ khi mang thai, phụ nữ sau sinh, nhất là sinh mổ, đang cho con ...
Tác dụng của vitamin E cho bà bầu là gì?

Tác dụng của vitamin E cho bà bầu là gì?

Vào thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần rất nhiều chất dinh dưỡng để nuôi 2 ...
Vitamin tổng hợp cho phụ nữ sau sinh có chứa gì? |  Avisure Mama

Vitamin tổng hợp cho phụ nữ sau sinh có chứa gì? | Avisure Mama

Vitamin tổng hợp cho phụ nữ sau sinh gồm những thành nào? Hàm lượng ra sao? ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí
Các tin bài khác
Lactobacillus có trong thực phẩm nào? – Top 12 thực phẩm giàu lợi khuẩn tự nhiên
08/07/2025
15 lượt xem

Lactobacillus có trong thực phẩm nào? – Top 12 thực phẩm giàu lợi khuẩn tự nhiên

Lactobacillus là một chi vi khuẩn thuộc nhóm probiotic sống trong hệ tiêu hoá, miệng và vùng vùng kín. Vậy, lợi ...
Mang thai tháng đầu ăn gì tốt và an toàn cho mẹ và bé?
30/03/2025
208 lượt xem

Mang thai tháng đầu ăn gì tốt và an toàn cho mẹ và bé?

Mang thai tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt những tháng thai kỳ, chị em ở giai đoạn ...
Giải đáp thắc mắc: Cho trẻ uống canxi vào thời điểm nào trong ngày?
04/09/2024
619 lượt xem

Giải đáp thắc mắc: Cho trẻ uống canxi vào thời điểm nào trong ngày?

Việc bổ sung canxi cho trẻ nhỏ là điều rất cần thiết để giúp trẻ phát triển xương, răng và hoàn ...
Top 9 thực phẩm giàu canxi tốt nhất cho bé
30/08/2024
572 lượt xem

Top 9 thực phẩm giàu canxi tốt nhất cho bé

Bổ sung Canxi đúng cách cho bé thông qua thực phẩm thực sự rất cần thiết, đây là tiền đề giúp ...
Bổ sung canxi cho bé 3 tuổi đến 5 tuổi như thế nào?
30/08/2024
622 lượt xem

Bổ sung canxi cho bé 3 tuổi đến 5 tuổi như thế nào?

Bổ sung canxi cho bé 3 tuổi đến 5 tuổi là một trong những việc cần thiết để đảm bảo sự ...
Bổ sung sắt và canxi cho trẻ - Hướng dẫn cách uống sắt, canxi đúng
30/08/2024
560 lượt xem

Bổ sung sắt và canxi cho trẻ - Hướng dẫn cách uống sắt, canxi đúng

Sắt và canxi là hai khoáng chất có vai trò quan trọng sự phát triển của trẻ nhỏ. Việc thiếu hụt ...