Quảng cáo top page 01
0
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Đang mang thai   40 tuần thai

Thai nhi 29 tuần - sự phát triển của bé, những thay đổi của cơ thể mẹ và cách đối phó với các nguy cơ

12:38 | 09/06/2017
267 lượt xem

Khi thai nhi 29 tuần, tay và chân của bạn có dấu hiệu bị sưng, và dĩ nhiên là bụng bầu của bạn đang to hẳn lên. Bạn có thể cảm thấy rằng bạn cơ thể không thể to thêm hơn được chút nào nữa nhưng hãy yên tâm, cơ thể của bạn đủ linh hoạt để thích nghị với mọi vấn đề của việc sinh nở. Nó sẽ căng và dãn theo nhu cầu của việc mang thai và sinh con.

Những thay đổi trong cơ thể mẹ khi thai nhi 29 tuần tuổi

Lúc này khi nhìn từ trên xuống trong tư thế đứng, chân của bạn bị che lấp mất bởi chiếc bụng bầu đang phát triển. Từ thời điểm mang thai tuần 29 cho đến ngày sinh, kích thước của bé sẽ phát triển gấp đôi. Hãy sẵn sàng cho sự tăng trưởng của bụng bầu trong vài tuần tới. Ngoài những thay đổi do sự phát triển tự nhiên, Mẹ cũng có thể thấy một số triệu chứng hay dấu hiện của việc mang thai trong thời kỳ này:

• Vì tử cung đang phát triển với tốc độ nhanh và lấn chiếm vào lồng ngực nên bạn sẽ bị khó thở. Thời điểm này bạn sẽ dễ dàng cảm nhận thấy vị trí tử cung nằm ở khoảng 10cm về phía trên rốn của bạn.

• Tử cung cũng gây áp lực ở phía còn lại, cụ thể là chèn ép lên bàng quang và vùng chậu. Thường xuyên đi tiểu, đau thắt lưng, đau nhức ở chân không còn mới đối với Mẹ nữa.

• Sự thay đổi lượng hormone sẽ khiến da bạn khô, ngứa và cũng có thể phát ban. Đừng gãi hay chà xát, cho dù nó có làm cho bạn thoải mái như thế nào. Hãy dùng các loại kem dưỡng ẩm tốt để giữ cho làn da của bạn ngậm nước và khỏe mạnh. Nếu mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các trung tâm y tế.


• Chứng ngứa ngáy trong thai kỳ những với một mức độ nghiêm trọng cũng có thể là một dấu hiệu của chứng rối loạn gan hiếm trong giai đoạn thai kỳ được biết đến với cái tên là ứ mật trong.

• Tại thời điểm mang thai tuần 29, bạn có thể cần phải sử dụng tấm lót vú ngay từ bây giờ bởi sữa non có thể rò rỉ và làm bẩn bộ đồ của bạn. Một số phụ nữ có thể không bao giờ cần cái này, và biết đâu bạn cũng có thể là một trong số đó.

• Núm vú có thể trở nên thâm và tối màu hơn. Các tĩnh mạch của vú của bạn sẽ hiển thị trên da rõ hơn.

• Hãy cảnh giác với các dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu vì cơ thể bạn rất nhạy cảm với căn bệnh này trong tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ.

• Chứng ợ nóng và khó tiêu không chỉ gây khó chịu cho bạn trong ngày, mà còn có thể làm bạn mất ngủ vào ban đêm. Tránh xa các bữa ăn chính. Ăn một khẩu phần thức ăn bổ dưỡng nhẹ nhàng mỗi khi bạn cảm thấy đói.

• Thực hiện các biện pháp đặc biệt để đối phó với táo bón và bệnh trĩ, đây cũng là những đặc điểm chung của tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ. Tăng cường uống nước và bổ sung các chất lỏng cùng với thực phẩm chứa nhiều chất xơ tốt để giải quyết vấn đề này. Sữa chua sẽ giúp xử lý các vấn đề về táo bón và bệnh trĩ ở một mức độ đáng kể.

• Nhiệt độ cơ thể bạn có thể tăng nhẹ do lượng máu tăng lên. Do đó đôi khi bạn sẽ cảm thấy nóng bức khó chịu.
 

Giãn tĩnh mạch:

Bạn có thể phải lo lắng về vấn đề suy giãn tĩnh mạch trong thai kỳ - có ảnh hưởng đến gần 40% phụ nữ mang thai. Nếu bạn có tiền sử về căn bệnh này, chúng có thể trở nên tồi tệ hơn trong quá trình mang thai. Nếu không, chúng có thể xuất hiện ở giai đoạn nào đó trong thai kỳ của bạn. Không có gì quá để lo lắng về việc các mạch máu bị sưng lên, và biết đâu bạn có thể là một trong những phụ nữ may mắn thoát khỏi tình trạng này trong suốt thời gian mang thai.

Nguyên nhân của giãn tĩnh mạch trong thai kỳ:
  • Lượng máu trong cơ thể gia tăng làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch đặc biệt là các tĩnh mạch ở khoang chậu.
  • Sự thay đổi hoocmon trong thời kỳ mang thai.
  • Đứng ở cùng một tư thế trong thời gian dài.
Giãn tĩnh mạch có thể gây đau đớn cho một số chị em. Và tất nhiên phòng còn hơn chữa. Tập thể dục thường xuyên và hạn chế ngồi hay đứng trong một thời gian dài sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng này. 

Trong trường hợp sự khó chịu vượt ngưỡng chịu đựng, bạn có thể sử dụng ống thông tĩnh mạch. Các cơ sở chăm sóc y tế cũng có thể hướng dẫn thêm cho bạn về vấn đề thuốc men nếu cần thiết.

Bài tập thở:
Trong tuần này chúng ta sẽ thảo luận về các bài tập hít thở chuyên sâu. Hít thở là một trong những nhiệm vụ đơn giản mà chúng ta vẫn từng làm. Khi kiểm soát được hơi thở, nó không chỉ giúp bạn đối phó với việc sinh nở một cách dễ dàng, mà còn giúp giảm:
  • Áp lực, căng thẳng, mệt mỏi
  • Sự lo lắng
Ngoài ra nó cũng:
  • Giúp nâng cao hiểu biết về cơ thể bạn.
  • Kiểm soát cơ bụng.
Vì thở là một hoạt động đơn giản chúng ta làm mỗi giây, nhiều phụ nữ xem nhẹ điều này. Trong thời kỳ mang thai, bạn sẽ cần thêm từ 10-20% oxy so với nhu cầu bình thường, có nghĩa là bạn cần hít thở không khí nhiều hơn mức thông thường mà bạn vẫn làm, điều này có thể đạt được bằng cách thở sâu. Hơi thở nông như thông thường sẽ không cung cấp đủ oxy cho cơ thể bạn và bé.
  • Phụ nữ được dạy các kỹ thuật hít thở trong các lớp học sinh con để đối phó với cơn chuyển dạ.
  • Xu hướng hiện tại là tập thở tự nhiên, kết hợp nhịp nhàng giữa phổi và sự vận động của cơ thể.
  • Nhận thức được quá trình hít vào và thở ra.
  • Tập trung vào tư tưởng để thư giãn cơ thể trước sự căng thẳng của thời kỳ mang thai.
Bạn có thể thực hành các bài thở thư giãn khi bạn trải qua các cơn gò sinh lý Braxton Hicks:
  • Thông thường, bạn sẽ giữ hơi thở lại khi các cơn co thắt trở lên dữ dội.
  • Bạn cần luyện tập để thở thật sâu và chậm rãi với các cơn co thắt để giảm đau.
  • Với sự thực hành chăm chỉ, bạn sẽ sẵn sàng để thở một cách bình tĩnh khi quá trình sinh nở thực sự tới.
  • Điều tuyệt vời về hít thở là “công cụ hữu hiệu” này luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn mà chẳng hề tốn chút chi phí nào.
Các nhà tâm lý học nổi tiếng, Jacobson và Wolpe đã sử dụng kỹ thuật thư giãn cơ bắp và thở sâu để giải quyết các vấn đề về tâm lý của bệnh nhân. Bạn có thể tìm hiểu và học hỏi kỹ thuật thư giãn cơ bắp trong 2 giờ, điều này có thể đem lại nhiều lợi ích về sức khoẻ trong quá trình mang thai.

Bạn cũng có thể học các kỹ thuật thở từ Yoga để thư giãn tâm trí và cơ thể trong giai đoạn thai nhi 29 tuần.


Một bài tập thở đơn giản để thư giãn:
Mang thai tuần 29, bạn hãy luyện tập bài tập thở đơn giản này để thư giãn toàn thân.
  • Đứng chắc với đôi chân.
  • Nâng cả hai cánh tay lên theo cùng một hướng và kéo căng tay hết mức có thể. Động tác này giúp làm tăng khoảng trống trong lồng ngực để phổi mở rộng hơn
  • Nâng cằm lên và hít thật sâu rồi sau đó thở ra, thực hiện động tác này một cách chậm rãi trong khoảng vài phút.
  • Giờ thì hãy gập khuỷu tay lại và đặt ngón tay cái lên xương ức (còn gọi là xương ngực).
  • Xương ức là một xương phẳng dài và hẹp nằm ở giữa các xương sườn để ổn định bộ xương ngực.
  • Theo dõi sự vận động lên xuống của xương ức khi thở.
  • Hãy tưởng tượng rằng bạn đang mở rộng không gian trong phổi của bạn và thở sâu. Hít vào và thở ra từ từ nhẹ nhàng và thư giãn.
  • Giữ cằm ngẩng lên và thư giãn bộ hàm của bạn.
  • Cuối cùng là nhẹ nhàng thả hai tay xuống.
Bạn có thể thử tập các động tác thể dục duỗi căng và thở như thế này ngay cả khi bạn đang ở tư thế ngồi hoặc nằm ở giai đoạn thai nhi 29 tuần.
 

Những thay đổi trong cơ thể Bé

Bé của bạn khỏe mạnh và thực hiện các động tác đá xung quanh bụng, bạn sẽ cảm nhận được sự va chạm từ cú đá của bé một cách trọn vẹn ở giai đoạn này. Đôi khi bạn cảm thấy đau đớn nhưng những cú đá và đấm mạnh hơn sẽ càng chứng tỏ là bé khỏe mạnh và tích cực hơn.

Các cử động và cú đá từ bé sẽ trở nên ít hơn khi bé chiếm hết chỗ trống trong tử cung. 

Bạn có thể cảm thấy bé nhảy bật lên khi có những tiếng ồn lớn. Bé không chỉ nghe những âm thanh mà còn phản ứng lại nó. Nếu bạn có thể nhìn vào bên trong, bạn sẽ nhận thấy bé quay đầu về phía nguồn âm thanh bên ngoài.

Da của bé trở nên mịn màng và mềm mại vì bé đang dần tăng cân đồng thời lớp chất sáp và lông cũng đang dần biến mất. Bạn có thể tìm thấy một số dấu vết của chúng trên cơ thể bé khi sinh ra nhưng chúng cũng tự biến mất dần sau đó.


Phổi tiếp tục trưởng thành và phát triển, tuy nhiên vẫn còn xa để có khả năng thở tự nhiên bên ngoài tử cung của bạn.

Em bé của bạn mút các đầu ngón tay để tạo ra phản xạ bẩm sinh sẵn sàng bú sữa mẹ sau khi sinh.

Bộ não của bé phát triển ở giai đoạn này. Do đó, đầu cũng phát triển với một tốc độ nhanh hơn.

Kích thước của bé:
Thai nhi 29 tuần có chiều dài trung bình vào khoảng 38,6 cm, và cân nặng khoảng 1150 gram.
 

Lời khuyên và cách chăm sóc thai nhi 29 tuần

Ở giai đoạn này, bạn trải qua những thay đổi trong cơ thể từ tuần này sang tuần khác. Mọi thứ đang tăng tốc, vì vậy tần suất các lần đi khám cũng tăng lên. Nếu bạn có một số nghi ngờ hoặc câu hỏi liên quan đến việc mang thai tuần 29, hãy viết ra giấy để bạn không quên xin tư vấn khi bạn đi khám bác sĩ.
  • Bạn cần phải để mắt đến chế độ ăn uống của mình một cách nghiêm túc hơn để đáp ứng nhu cầu đang phát triển của em bé.
  • Vì nhu cầu dinh dưỡng của em bé đã tăng lên, bạn cần bổ sung đủ các protein, axit folic, sắt và vitamin C để đáp ứng các nhu cầu phát triển của bé.
  • Để cho xương phát triển rắn chắc bé sẽ hấp thụ rất nhiều canxi từ cơ thể Mẹ, lên tới gần 250 miligam mỗi ngày. Cần uống đủ các sản phẩm sữa giàu canxi để bổ sung cho nhu cầu phát triển của bé.
  • Đừng ngần ngại ăn khi bạn cảm thấy đói. Đây là lúc bạn cần lượng calo dư thừa nhất đinh để duy trì các hoạt động của bạn.
  • Tìm hiểu để nhận biết các con gò sinh lý và cơn gò chuyển dạ, để bạn có thể đề phòng khi cần thiết.
  • Hãy để mắt tới vấn đề táo bón để có thể ngăn ngừa bệnh trĩ.
  • Mặc dù bạn có thể cảm thấy nặng nhọc và mệt mỏi, nhưng đừng quên các bài tập luyện nhé.
  • Giữ cho tâm trí của bạn thư giãn và không bị căng thẳng. Sức khoẻ của bạn bắt nguồn từ tâm trí của bạn.
  • Bạn có thể cần sử dụng gối giữa hai chân để tránh chuột rút khi ngủ. Những cơn chuột rút dường như xuất hiện với tần suất cao hơn giữa tuần 29-32, sau đó tự giảm đi.

Lời khuyên cho cha

Hãy cùng với vợ bầu hạnh phúc và hào hứng trong việc đi mua sắm cho em bé. Cùng lập danh sách những thứ cần thiết như tã, nhiệt kế, núm vú giả, khăn lau, xà bông, kem dưỡng da và những thứ khác mà sẽ cần tới khi bé chào đời.

► Xem tiếp: ​Thai nhi 30 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết
Chia sẻ 10+ dấu hiệu mang thai một tuần đầu cực chuẩn xác

Chia sẻ 10+ dấu hiệu mang thai một tuần đầu cực chuẩn xác

Các biểu hiện chậm kinh, ốm nghén, ra máu báo thai, người mệt mỏi, đau lưng, ...
Sự phát triển của thai nhi 5 tuần tuổi như thế nào? Mẹ hãy khám phá ngay

Sự phát triển của thai nhi 5 tuần tuổi như thế nào? Mẹ hãy khám phá ngay

Khi thai nhi 5 tuần tuổi, hệ thần kinh, tim mạch và nhiều cơ quan khác ...
Sự phát triển của thai nhi 10 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ

Sự phát triển của thai nhi 10 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ

Thai nhi 10 tuần tuổi nặng khoảng 5 gam và đã hoàn thiện đầy đủ tay và ...
Thai nhi 26 tuần phát triển như thế nào? Mẹ khám phá ngay

Thai nhi 26 tuần phát triển như thế nào? Mẹ khám phá ngay

Thai nhi 26 tuần tuổi là thời điểm có nhiều sự biến động trong cơ thể ...
Thai nhi 27 tuần - sự phát triển của bé, những thay đổi của cơ thể mẹ và cách đối phó với các nguy cơ

Thai nhi 27 tuần - sự phát triển của bé, những thay đổi của cơ thể mẹ và cách đối phó với các nguy cơ

Ở thời điểm thai nhi 27 tuần, em bé của bạn sẽ mở mắt và bắt ...
Thai nhi 34 tuần phát triển thế nào? Lời khuyên hữu ích cho mẹ

Thai nhi 34 tuần phát triển thế nào? Lời khuyên hữu ích cho mẹ

Giai đoạn thai nhi 34 tuần, mẹ bầu hãy chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ cho ...
Thai nhi 2 tuần tuổi - Những dấu hiệu mang thai và lời khuyên cần thiết

Thai nhi 2 tuần tuổi - Những dấu hiệu mang thai và lời khuyên cần thiết

Vào thời điểm thai nhi 2 tuần tuổi, những dấu hiệu mang thai vẫn chưa rõ ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Đặt hàng ngay
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Các tin bài khác
Hiện tượng ít nước ối: Nguyên nhân và cách khắc phục cho mẹ
20/11/2024
33 lượt xem

Hiện tượng ít nước ối: Nguyên nhân và cách khắc phục cho mẹ

Theo thống kê từ các bệnh viện lớn nhỏ trên cả nước, tỉ lệ sản phụ gặp hiện tượng ít nước ...
Các nguyên nhân dư ối điển hình nhất mẹ cần lưu ý
16/10/2024
270 lượt xem

Các nguyên nhân dư ối điển hình nhất mẹ cần lưu ý

Nguyên nhân dư ối có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, từ mẹ mang song thai, đái tháo ...
Ra máu báo thai thì thai được bao nhiêu tuần? Chuyên gia giải đáp
08/10/2024
884 lượt xem

Ra máu báo thai thì thai được bao nhiêu tuần? Chuyên gia giải đáp

Nhiều chị em thắc mắc rằng ra máu báo thai thì thai được bao nhiêu tuần? Nếu dựa vào ngày rụng ...
Nhịp tim thai 12 tuần bao nhiêu là chuẩn? Dự đoán giới tính được không?
30/09/2024
195 lượt xem

Nhịp tim thai 12 tuần bao nhiêu là chuẩn? Dự đoán giới tính được không?

Nhịp tim thai 12 tuần là chỉ số quan trọng giúp bác sĩ xác định tình trạng sức khoẻ và sự ...
Mang bầu 11 tuần mới có tim thai có sao không? Nguyên nhân là gì?
28/09/2024
163 lượt xem

Mang bầu 11 tuần mới có tim thai có sao không? Nguyên nhân là gì?

Một số trường hợp xuất hiện tim thai muộn, thậm chí phải đến 11 tuần mới có tim thai. Vậy điều ...
Nhịp tim thai 9 tuần bao nhiêu là bình thường? Nhịp 180 có cao không?
28/09/2024
175 lượt xem

Nhịp tim thai 9 tuần bao nhiêu là bình thường? Nhịp 180 có cao không?

Việc đo nhịp tim thai 9 tuần tuổi là một phương pháp đơn giản và quan trọng trong chu kỳ mang ...
Đăng ký tư vấn
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure