Những thay đổi của cơ thể mẹ
Đến thời điểm mang thai tuần 19, bạn vẫn đang trong thời kỳ dễ chịu nhất của thai kỳ. Bạn có thể thấy mình hơi vụng về do sự thay đổi hình dạng và trọng tâm cơ thể. Hãy cảnh giác với những cú ngã bởi nó thể gây nguy hiểm cho cả Mẹ và con. Sự thay đổi tư thế cũng sẽ dẫn đến chứng đau lưng.
Tử cung của bạn đã lên đến rốn và mẹ đã tăng khoảng 4,5kg. Hãy xem xét các thay đổi khác của cơ thể bạn khi khi thai nhi 19 tuần.
Cơn đau dây chằng:
Mang thai tuần 19, bạn có thể phải trải qua những cơn đau ghê gớm ở vùng bụng hoặc hông hoặc cả hai cùng lúc. Đau dây chằng là hiện tượng thường gặp của quá trình mang thai. Các cơ và dây chằng bám giữ tử cung để hỗ trợ và nâng đỡ trọng lượng bé, nước ối, và tử cung do đó gây ra các cơn đau bởi sự phát triển nhanh của bé trong bụng bạn.
Sự mệt mỏi và khó thở:
Khi thai nhi 19 tuần, khó thở hay mệt mỏi chẳng còn là điều mới mẻ đối với bạn nữa. Hệ thống tuần hoàn của bạn sẽ phải làm việc quá sức, và phải bơm máu không chỉ qua cơ thể bạn mà còn cho bé thông qua dây rốn thai nhi. Đây là lý do chính cho sự mệt mỏi. Hãy để mắt tới chế độ ăn uống của bạn để giải quyết vấn đề này. Bạn cần phải có đủ lượng Vitamin C và Sắt thiết yếu cho sự phát triển của em bé và sức khoẻ của chính bạn.
Một bữa ăn thịnh soạn với đủ lượng rau xanh cung cấp cho cơ thể bạn nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, canxi và folate cùng với sắt và vitamin C. Thịt đỏ, trái cây tươi, đậu lăng và ngũ cốc là điều cần thiết trong chế độ ăn uống của bạn trong thời kỳ Mang thai.
Chứng ợ nóng liên tục:
Bạn có thể gặp chứng ợ nóng trong suốt thai kỳ. Một ly sữa lạnh được coi là an toàn và làm êm dịu chứng ợ nóng.
Cảm giác nhờn dính và ra nhiều mồ hôi:
Trong giai đoạn thai nhi 19 tuần, một số phụ nữ sẽ cảm thấy tăng thân nhiệt. Nguyên nhân là do sự gia tăng của quá trình trao đổi chất cũng như sự thay đổi của các hormone. Cách tốt nhất là lựa chọn loại quần áo thoáng mát và uống nhiều nước..
Các triệu chứng và dấu hiệu ở giai đoạn thai nhi 19 tuần:
- Bụng bầu đã dần dần lộ rõ.
- Thay đổi kích cỡ ngực và xuất hiện sữa non
- Cơn gò sinh lý
- Chiều cao tử cung tăng lên
- Cơn đau dây chằng
- Tích nước và phù nề
- Đau lưng
- Hội chứng chân không yên ( hiện tượng hai chân luôn trong trạng thái muốn vận động do rối loạn của hệ thống thần kinh)
- Chảy máu lợi, chân răng.
- Cảm giác vị kim loại trong miệng
- Sự thay đổi về của da, móng tay và tóc
- Tình trạng nghẹt mũi, cảm lạnh và xoang
- Dịch tiết âm đạo thay đổi
- Thay đổi ham muốn tình dục.
Cơn gò tử cung sinh lý (Braxton Hicks)
Khi thai nhi 19 tuần bạn có thể thấy các cơ của dạ con siết chặt lại. Cơn gò tử cung thường xuất phát từ 1 điểm ở góc tử cung (thường là góc phải), sau đó lan tỏa đều khắp thân tử cung Nếu bạn đặt tay trên bụng, bạn có thể thực sự cảm thấy tử cung cứng lại khi sự co lại diễn ra. Nó có thể kéo dài khoảng 30 giây và có thể xảy ra với cường độ 30-50 phút một lần. Thông thường, nó không gây ra bất kỳ sự khó chịu nào, do đó bạn thậm chí không thể nhận thấy nó nếu bạn không để ý.
Những cơn Braxton Hicks có thể bị nhầm lẫn với những cơn co thắt chuyển dạ ở giai đoạn thai kỳ sau này. Bạn có thể thay đổi tư thế hiện tại hoặc đi bộ một chút để cơn gò tử cung biến mất.
Những thay đổi trên cơ thể của bé
Thai nhi 19 tuần đã phát triển bằng kích thước của một chuối lớn với chiều dài đầu – mông khoảng 15cm với cận nặng chừng 250 gram. Cơ thể bé bắt đầu có hình dạng và tỷ lệ thích hợp.
Một số thay đổi đáng kể khác có thể kể đến như:
1. Kỹ năng vận động:
Bé sẽ phát triển bên thuận của bé là phải hay trái.
2. Phát triển nhận thức:
Não của bé làm việc tối đa và đang phát triển hàng triệu nơ ron thần kinh - vận động, giúp não truyền tải thông tin. Bé cũng đang hình thành các kết nối phức tạp cần thiết để phát triển các tế bào thần kinh nhằm nâng cao cảm nhận của các giác quan
3. Giấc ngủ
Thai nhi 19 tuần, bé ngủ khoảng gần 20 tiếng trong tử cung ấm áp và thoải mái. Bé có thể sẽ hoạt động tích cực hơn và đá lung tung vào đúng thời điểm bạn quyết định nghỉ ngơi.
Mang thai tuần 19, mẹ hãy tránh tiếp xúc với những âm thanh lớn và khó chịu. Thai nhi có thể cảm nhận và bức bối nếu Mẹ để bé nghe thấy những tiếng ồn inh tai nhức óc đó. Hãy cố gắng giữ cho Mẹ và bé luôn trong môi trường dễ chịu và yên ả nhất có thể. Hãy để các thành viên trong gia đình trò chuyện với cái bụng của bạn để Bé quen dần và sẽ nhận ra những giọng nói ấy ngay khi chào đời. Và sẽ thật tuyệt vời nếu mẹ có thể lắng nghe một bản nhạc êm ái, bởi điều này sẽ khiến bạn cảm thấy thật bình an.
Một số loại thảo dược bạn không nên dùng khi mang thai
Rất nhiều người có suy nghĩ sai lầm rằng tất cả các loại thảo mộc tự nhiên và dược liệu thì đều an toàn. Bạn cần biết rằng một số loại thảo mộc và dược liệu nhất định có thể có hại và nguy hiểm trong thời kỳ mang thai. Mặc dù bạn có thể đã dùng các loại thảo mộc này trước đó mà không có bất kỳ vấn đề gì nhưng một số trong chúng có thể gây sẩy thai, sanh non, co tử cung hoặc gây tổn thương cho thai nhi khi dùng trong thời kỳ mang thai.
- Cọ lùn
- Mao lương hoa vàng
- Đồng quai
- Ma hoàng
- Hoa chanh dây
- Cây thiên ma
- Hoa nhài La Mã
- Bồ công anh
- Hoa nhài
- Cây tầm ma
- Lô hội
- Sâm
- Hoa anh thảo
- Cúc Feverfew
- Thảo quyết minh
► Xem tiếp: Thai nhi 20 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết