Quảng cáo top page 01
0
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Đang mang thai

Tư thế ngủ cho bà bầu 3 tháng đầu – có lợi cho mẹ và thai nhi nhất?

14:11 | 09/03/2020
1514 lượt xem

Sự phát triển của bụng bầu cùng những thay đổi của cơ thể khiến mẹ bầu gặp khó khăn khi tìm kiếm tư thế ngủ khi mang thai thoải mái nhất, đặc biệt là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Cùng Avisure Mama đưa ra giải pháp cho mẹ nhé!

Phụ nữ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ, và họ cũng cần ngủ nhiều hơn trước. Các triệu chứng mang thai ban đầu như buồn nôn, ợ nóng, đi tiểu nhiều vào ban đêm, khó tiêu và thậm chí cả hội chứng chân không yên (RLS) có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của mẹ. Hãy yên tâm nhé vì với một số gợi ý thay đổi thói quen sinh hoạt cũng như tư thế ngủ khi mang thai dưới đây, mẹ có thể dễ dàng cải thiện tình trạng giấc ngủ của mình trong tam cá nguyệt đầu tiên.
 

78% mẹ bầu bị rối loạn giấc ngủ trong thai kỳ

Mang thai gây ra rất nhiều thay đổi ở cơ thể và chúng làm gián đoạn giấc ngủ ngon của mẹ. Theo cuộc khảo sát về phụ nữ và giấc ngủ của Tổ chức nghiên cứu giấc ngủ Hoa Kỳ (1998), có 78% phụ nữ bị rối loạn giấc ngủ trong thời gian mang thai so với những khoảng thời gian khác. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy giấc ngủ của bạn bị gián đoạn trong giai đoạn đầu của thai kỳ:
 

1. Lúc nào cũng cảm thấy mơ màng, buồn ngủ


 
Mẹ bầu sẽ cảm thấy rất buồn ngủ ngay từ 3 tháng đầu thai kỳ, đặc biệt là vào ban ngày. Sự gia tăng của hormone progesterone dẫn đến sự thay đổi đột ngột này trong mô hình giấc ngủ. Hormone này điều chỉnh nhịp sinh học của người phụ nữ và khiến họ cảm thấy buồn ngủ. Tác dụng sinh nhiệt và gây buồn ngủ - ảnh hưởng của hormone Progesterone làm cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và dễ gây nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh cảm cúm.

Một nghiên cứu có tựa đề “Thay đổi theo chiều dọc trong cấu trúc giấc ngủ khi mang thai và sau sinh” bởi Tiến sĩ Lee cho thấy rằng trong tam cá nguyệt đầu tiên, tổng thời gian ngủ của người phụ nữ tăng, nhưng chất lượng giấc ngủ lại kém do tình trạng thức dậy liên tục. So với thời gian trước khi mang thai thì các giấc ngủ sâu cũng giảm đi. Hầu hết các phụ nữ phàn nàn về việc họ cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi và trầm cảm. 

Tìm hiểu: DHA cho bà bầu, hỗ trợ giảm nguy cơ trầm cảm, sinh non.
 

2. Không thoải mái với những sự thay đổi của cơ thể nhất là 3 tháng đầu

Phần ngực nhạy cảm và đau nhức khiến phụ nữ khó có thể ngủ ngon giấc. Nếu mẹ bầu thích nằm sấp thì khi bụng bầu phát triển hơn về kích thước sẽ gây cho mẹ cảm giác khó chịu.

Vậy đâu là tư thế ngủ khi mang thai lý tưởng nhất? Một gợi ý cho mẹ là hãy thử nằm nghiêng – đây là tư thế ngủ lý tưởng để nuôi dưỡng bé. Ngoài ra mẹ cũng hay đổi sang một chiếc áo ngực có kích cỡ phù hợp hơn với bộ ngực đang phát triển của mình. Mẹ có thể mặc một chiếc áo ngực thể thao hoặc chọn 1 chiếc áo ngực thoải mái nhất để mặc đi ngủ và sử dụng một chiếc gối ôm dài để nâng đỡ cho bộ ngực đau nhức của bạn. 
 

3. Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu đi tiểu nhiều hơn

Hormone Progesterone cũng là 1 nguyên nhân khiến mẹ luôn có cảm giác buồn tiểu. Tác dụng ức chế của các hormone lên cơ trơn sẽ kích thích cảm giác này. Ngoài ra, sự phát triển của tử cung cũng sẽ tạo áp lực lên bàng quang và do vậy làm tăng tần suất đi tiểu. Mẹ sẽ thức dậy thường xuyên để “giảm bớt” áp lực ở bàng quang và vì thế mà giấc ngủ của mẹ bị gián đoạn.

Giải pháp: Nếu mẹ cảm thấy mệt mỏi với việc phải thường xuyên ghé thăm nhà vệ sinh thì cũng đừng cố gắng giảm lượng chất lỏng nạp vào cơ thể nhé! Thao vào đó, mẹ hãy uống nhiều hơn vào ban ngày và ít hơn vào ban đêm. Ngoài ra mẹ cũng nên hạn chế uống các đồ uống chứa caffein như trà, cà phê, cola.
 

4. Buồn nôn khi mang thai 3 tháng đầu


 
Ốm nghén là tình trạng phổ biến trong 3 tháng đầu thai kỳ, chúng khiến cho hầu hết các mẹ bầu cảm thấy buồn nôn vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Ốm nghén cũng có thể khiến mẹ phải bật dậy lúc nửa đêm và làm gián đoạn giấc ngủ của mẹ. Hầu hết tình trạng buồn nôn thường nghiêm trọng hơn do lượng đường trong máu thấp trong giai đoạn mang thai.

Giải pháp: Mẹ có thể giảm bớt triệu chứng buồn nôn với một số phương pháp dân gian hoặc viên uống bổ sung (sau khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ). Gừng là một phương thuốc từ tự nhiên rất hữu hiệu trong việc giảm cảm giác buồn nôn. Châm cứu, bấm huyệt cũng có thể giúp mẹ giảm ốm nghén.
 

5. Ợ nóng thường xuyên trong tam cá nguyệt thứ nhất

Hormone Progesterone gây ra hiệu ứng “thư giãn” trên toàn cơ thể. Nó cũng làm thư giãn van dạ dày khiến những thứ có trong dạ dày và axit tràn vào thực quản của bạn, gây cảm giác khó tiêu sau bữa ăn, làm gián đoạn giấc ngủ nếu mẹ bầu ngủ sau khi ăn.

Giải pháp: Bà bầu nên dành một khoảng thời gian thích hợp để thức ăn được tiêu hóa trước khi đi ngủ. Ăn chậm và chú ý theo dõi xem những loại thức ăn nào dễ gây ra tình trạng này. 
 

6. Căng thẳng lo âu

3 tháng đầu thai kỳ là sự kết hợp của những bất ngờ và phấn khích, đặc biệt là với những người lần đầu làm mẹ. Trong khi điều chỉnh để làm quen với những thay đổi về thể chất và tinh thần, với một số phụ nữ thì điều này thật tuyệt vời, trong khi nhiều người khác lại cảm thấy những trải nghiệm này thật kinh khủng. Một nghiên cứu được thực hiện trên các phụ nữ lần đầu làm mẹ và phụ nữ mang bầu những lần tiếp theo cho thấy, những người mang bầu lần tiếp theo thường có giấc ngủ kéo dài hơn từ 45 phút đến 1 giờ mỗi đêm.


Giải pháp: Nếu bạn quá căng thẳng, hãy viết ra những cảm xúc của mình trong một cuốn sổ và cố gắng tìm giải pháp thích hợp. Ví dụ như nếu bạn lo lắng về việc sinh đẻ, bạn có thể đăng ký một lớp học tiền sản để giúp thư giãn đầu óc và cơ thể. Trước khi đi ngủ bạn có thể làm những hoạt động nhẹ nhàng như uống một cốc sữa nóng, tắm nước ấm, lắng nghe một bản nhạc du dương hoặc thực hiện một bài tập thể dục giúp thư giãn cơ thể và làm lắng xuống những cảm giác tiêu cực.
Ngoài ra, bổ sung đầy đủ dưỡng chất khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu khỏe mạnh, tránh lo âu căng thẳng.
Tham khỏa: Top 6 viên uống DHA cho bà bầu
 

Tư thế ngủ cho bà bầu 3 tháng đầu

Thời điểm mang thai trong 3 tháng đầu kích thước bụng của mẹ đang nhỏ. Tuy nhiên, cơ thể mẹ đã có những thay đổi rõ rệt ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vậy tư thế ngủ như thế nào là lý tưởng cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ.
 

1. Tư thế nằm nghiêng về bên trái khi mang thai 3 tháng đầu

Thay vì nằm sấp hay nằm ngửa, nằm nghiêng về một bên sẽ tốt hơn nhiều, và tư thế lý tưởng nhất là nằm nghiêng về bên trái. Nằm nghiêng về bên phải sẽ làm tăng áp lực lên gan và các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tránh làm như thế. Bên trái là tư thế tốt nhất bởi chúng ngăn ngừa tình trạng gan bị gây áp lực do tử cung phát triển, cho phép bào thai lấy đủ oxy và chất dinh dưỡng qua nhau thai. Nằm nghiêng bên trái cũng giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm năng lượng dành cho việc duy trì dòng tuần hoàn máu tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Bạn có thể thay đổi tư thế ngủ khi mang thai từ nghiêng trái sang nghiêng phải nếu bạn không thích nằm nghiêng trái lâu. Bạn không bắt buộc phải nằm đúng một tư thế mà có thể đổi bên, chỉ cần chắc chắn rằng bạn sẽ không nằm nghiêng bên phải quá lâu.


Nằm nghiêng về bên trái là tư thế ngủ khi mang thai lý tưởng nhất
 

2. Tư thế ngủ cho bà bầu nằm ngửa trong 3 tháng đầu 

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ vẫn có thể lựa chọn tư thế nằm ngửa để ngủ nếu mẹ đã quen với tư thế này. Tuy nhiên, do sự phát triển của tử cung trong thai kỳ, mẹ nên tránh nằm ngửa trên mặt phẳng, Bởi vì sự gia tăng kích thước và khối lượng của tử cung sẽ gây áp lực lên các cơ ở lưng, cột sống, các mạch máu chính, và do đó làm thay đổi dòng tuần hoàn máu trong cơ thể và em bé của bạn.
 
Tư thế nằm ngửa cũng sẽ khiến bạn bị đau cơ, phù nề và gây ra bệnh trĩ. Tư thế này có thể làm giảm huyết áp, dẫn tới hiện tượng chóng mặt. Đối với một số phụ nữ, nó có thể làm tăng huyết áp và thậm chí gây ra chứng ngưng thở khi ngủ (hơi thở nông khi ngủ).
 
Nhưng mẹ có thể lựa chọn việc nằm ngửa trên lưng trong tư thế ngồi, với một vài chiếc gối chèn sau lưng để nâng đỡ cơ thể. Tư thế này có thể giúp mẹ tránh được hiện tượng ợ nóng.

Như vậy, tư thế nằm nghiêng về một bên với đầu gối co lại là tư thế thoải mái nhất cho các bà bầu. Và 3 tháng đầu tiên của thai kỳ chính là khoảng thời gian thích hợp để bạn làm quen với việc ngủ nằm nghiêng về bên trái.
 
Trên đây là những thông tin về tình trạng gián đoạn giấc ngủ cũng như tư thế ngủ khi mang thai lý tưởng nhất, phần tiếp theo của bài viết sẽ cung cấp cho các mẹ một số mẹo nhỏ để cho giấc nhủ trong thai kỳ thêm phần thoải mái. Các mẹ nhớ đón đọc nhé!

Nếu có bất cứ thắc mắc nào khác về thai kỳ, mẹ hãy comment để lại số điện thoại dưới bài viết hoặc gọi đến tổng đài miễn phí cước 1800 0016. Các dược sĩ tư vấn của Avisure Mama sẽ giúp mẹ giải đáp trong thời gian nhanh nhất!
Tham khảo: Vitamin tổng hợp cho bà bầu - Bổ sung đầy đủ dưỡng chất khi mang thai.
Top 8 dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 điển hình mẹ bầu cần biết

Top 8 dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 điển hình mẹ bầu cần biết

 Bất cứ mẹ bầu nào cũng muốn con mình sinh ra được đủ ngày, đủ tháng ...
Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Sinh sớm hay muộn có sao không?

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Sinh sớm hay muộn có sao không?

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh là thắc mắc thường gặp ở các ...
Mang thai lần 3 bao nhiêu tuần thì sinh? Mẹ bầu gặp những nguy hiểm gì?

Mang thai lần 3 bao nhiêu tuần thì sinh? Mẹ bầu gặp những nguy hiểm gì?

Mang thai lần 3 bao nhiêu tuần thì sinh? Nếu mẹ bầu mang thai lần 3 ...
Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? Bật mí TOP 9 thực phẩm mẹ cần tránh xa

Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? Bật mí TOP 9 thực phẩm mẹ cần tránh xa

Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, mẹ cần ...
Sự phát triển của thai 8 tuần tuổi và những thay đổi ở cơ thể mẹ

Sự phát triển của thai 8 tuần tuổi và những thay đổi ở cơ thể mẹ

Thai 8 tuần tuổi chỉ có kích thước tương đương quả mâm xôi. Bé bắt đầu ...
Avisure mama dùng có tốt không? Ưu nhược điểm gì? Review chi tiết cho mẹ bầu

Avisure mama dùng có tốt không? Ưu nhược điểm gì? Review chi tiết cho mẹ bầu

Dinh dưỡng thai kì rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi và sức ...
Thai 9 tuần tuổi phát triển thế nào? Những lưu ý cho mẹ ở tuần này

Thai 9 tuần tuổi phát triển thế nào? Những lưu ý cho mẹ ở tuần này

Khi mang thai 9 tuần tuổi, mẹ đã bắt đầu bước sang tháng thứ ba của ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Đặt hàng ngay
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Các tin bài khác
Khô ối khi mang thai có nguy hiểm không? Dấu hiệu cảnh báo mẹ có biết?
22/03/2025
17 lượt xem

Khô ối khi mang thai có nguy hiểm không? Dấu hiệu cảnh báo mẹ có biết?

Khô ối khi mang thai có nguy hiểm không, luôn là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ đang trong ...
Que thử thai 1 vạch là có thai hay không có thai
22/03/2025
11 lượt xem

Que thử thai 1 vạch là có thai hay không có thai

Dùng que thử là một trong những cách để chị em xác định có thai hay không sau khi quan hệ ...
1001 các kiểu nghén khi mang thai
21/03/2025
21 lượt xem

1001 các kiểu nghén khi mang thai

Nghén khi mang thai là hiện tượng thông thường mà bất cứ mẹ bầu nào cũng sẽ gặp phải. Sẵn sàng ...
Trẻ sinh non 33 tuần và những vấn đề cần biết
21/03/2025
18 lượt xem

Trẻ sinh non 33 tuần và những vấn đề cần biết

Trẻ sinh non 33 tuần phải làm sao? Sinh non 33 tuần có nuôi được không và làm thế nào để ...
Đau lưng khi mang thai tuần đầu có nguy hiểm không?
19/03/2025
481 lượt xem

Đau lưng khi mang thai tuần đầu có nguy hiểm không?

Đau lưng là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đã mang thai. Tuy nhiên, nhiều chị em mới bầu ...
Tổng hợp 24 dấu hiệu mang thai 1 tuần đầu dễ thấy nhất cho mẹ
18/03/2025
1379 lượt xem

Tổng hợp 24 dấu hiệu mang thai 1 tuần đầu dễ thấy nhất cho mẹ

Dấu hiệu mang thai tuần 1 thường bị nhầm với những biểu hiện mệt mỏi thông thường của cơ thể, khiến ...
Đăng ký tư vấn
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure