0
Đang mang thai

Liều dùng omega 3 bao nhiêu là đủ? Chuyên gia khuyên gì?

06:08 | 22/04/2020
761 lượt xem
Liều dùng omega 3 bao nhiêu là đủ?. Đối với trẻ em, cha mẹ nên dùng tối đa 900mg/ngày cho con. Người lớn nên sử dụng 1000 - 3000mg mỗi ngày còn nếu là mẹ bầu, nên cân nhắc sử dụng 450 - 700mg/ngày. Để giúp cơ thể hấp thụ Omega 3 tốt nhất, tùy theo từng đối tượng mà bạn hãy theo dõi bài viết sau đây của các chuyên gia Avisure!

Tìm hiểu Omega-3 là gì?

Omega-3 là một loại acid béo không no, rất cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của con  người. Có 3 loại acid béo Omega-3 tham gia vào các chức năng sinh lý con người:
+ EPA (acid Eicosapentaenoic): EPA là tiền chất, có tác dụng chống viêm, ức chế kết tập tiểu cầu, giảm và phòng ngừa hình thành huyết khối, đồng thời làm giảm cholesterol và triglyceride trong máu.
+ DHA (acid Docosahexaenoic): là thành phần chính tham gia vào cấu trúc não bộ, võng mạc và hệ thống miễn dịch của cơ thể.
+ ALA (acid alpha-linolenic): tham gia vào quá trình chuyển hóa glucose, cung cấp năng lượng cho các hoạt động hàng ngày. Đồng thời, một phần ALA sẽ được chuyển hóa thành DHA.
 
Omega 3 nhóm acid béo tốt cho sức khoẻ
Omega 3 nhóm acid béo tốt cho sức khoẻ

Một số chủ đề khác độc giả tham khảo thêm: 

Omega 3 có trong thực phẩm nào là nhiều nhất?
Điểm danh 15+ tác dụng của dầu cá omega 3 có thể bạn chưa biết

Tại sao cần bổ sung Omega-3 ?
Omega-3 là một nhóm các axit béo rất cần thiết cho cơ thể. Những lý do cần bổ sung omega 3 chắc chắn không thể bỏ qua một số nội dung sau. 

- Omega 3 tốt cho hệ tim mạch

Theo nhiều tài liệu omega-3 giúp giảm triglyceride (chất béo trong máu), hạ huyết áp nhẹ, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông và mảng bám trong động mạch. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và các biến cố tim mạch khác.

- Hỗ trợ chức năng não bộ - Lợi ích tuyệt vời của omega 3 

DHA (một loại Omega-3) là thành phần cấu tạo chính của não và võng mạc. Giúp cải thiện trí nhớ, tăng khả năng tập trung, giảm nguy cơ sa sút trí tuệ (như Alzheimer). Quan trọng trong quá trình phát triển não bộ của thai nhi và trẻ nhỏ.

- Tác dụng chống viêm và hỗ trợ miễn dịch

Omega-3 có tác dụng kháng viêm, giúp giảm triệu chứng của các bệnh viêm mạn tính như viêm khớp dạng thấp, lupus. Cải thiện phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
Những lợi ích của Omega 3 đối với sức khoẻ
Những lợi ích của Omega 3 đối với sức khoẻ 

- Omega 3 tốt cho mắt

Trong omega 3 có thành phần DHA chiếm phần lớn trong võng mạc, hỗ trợ thị lực, giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.
 

- Hỗ trợ tâm trạng và sức khỏe tâm thần

Omega-3 có thể giúp cải thiện tâm trạng, hỗ trợ điều trị trầm cảm, lo âu và các rối loạn tâm thần khác.
 

- Hỗ trợ da và tóc

Dưỡng ẩm từ bên trong, giảm khô da, cải thiện tình trạng mụn viêm và hỗ trợ hàng rào bảo vệ da.

Liều dùng omega 3 chuẩn khuyến cáo của chuyên gia

Tùy theo từng nhóm đối tượng mà các chuyên gia sẽ khuyến nghị về liều dùng omega 3 phù hợp:

2.1. Liều dùng omega 3 ở trẻ em

Trẻ em có nhu cầu omega 3 khác biệt so với người trưởng thành. Liều dùng omega 3 cho trẻ em thường được tính toán dựa trên cân nặng và độ tuổi của bé. Thông thường, trẻ em từ 1-3 tuổi cần khoảng 700-900 mg omega 3 mỗi ngày. 

Đối với trẻ em lớn hơn, liều lượng có thể tăng lên 1000 mg mỗi ngày tùy vào nhu cầu của cơ thể. Khi bổ sung omega 3 cho trẻ em, cha mẹ cần lưu ý chọn các loại thực phẩm bổ sung omega 3 có nguồn gốc rõ ràng và an toàn.

2.2. Liều dùng omega 3 ở người trưởng thành

Ở người trưởng thành, liều lượng uống omega 3 khuyến cáo dao động từ 1000 mg đến 3000 mg mỗi ngày, tùy vào tình trạng sức khỏe và mục đích sử dụng. Những người muốn duy trì sức khỏe tim mạch có thể dùng liều từ 1000 mg đến 1500 mg omega 3 mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu muốn tăng cường sức khỏe não bộ hay giảm viêm thì hoàn toàn có thể cần liều cao hơn.

2.3. Liều dùng omega 3 cho bà bầu và phụ nữ cho con bú

Trong suốt thai kỳ, nhu cầu omega 3 của bà bầu tăng lên để hỗ trợ cho quá trình phát triển não và mô xương cho em bé. Liều dùng omega 3 cho bà bầu khuyến nghị dao động từ 450 đến 700 mg DHA và EPA mỗi ngày. 

Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, bà bầu nên lựa chọn các sản phẩm omega 3 có nguồn gốc rõ ràng và đã được kiểm nghiệm về chất lượng. Độc giả có thể xem thêm chủ đề: Bổ sung thuốc omega 3 dành cho bà bầu đúng cách?

Liều dùng omega 3 cho bà bầu và phụ nữ sau sinh
Liều dùng omega 3 cho bà bầu và phụ nữ sau sinh

2.4. Liều dùng omega 3 cho người mắc bệnh tim mạch

Có thể bạn chưa biết nhưng omega 3 còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đối với những người mắc bệnh tim mạch hoặc có nguy cơ cao, liều dùng omega 3 hợp lý nhất là từ 1000 mg đến 4000 mg mỗi ngày. Dưỡng chất này còn giúp làm giảm mức triglyceride, huyết áp và cải thiện chức năng tim mạch nhất là đối với những người có tình trạng cao huyết áp hoặc cholesterol cao.

2.5. Liều dùng omega 3 cho người mắc bệnh trầm cảm và lo âu

Omega 3 đã được nghiên cứu và chứng minh là có tác dụng hỗ trợ điều trị trầm cảm và lo âu. Liều dùng omega 3 cho người bị trầm cảm thường được khuyến cáo từ 1000 mg đến 2000 mg mỗi ngày. DHA và EPA có tác dụng cải thiện tâm trạng và giảm mức độ lo âu từ đó giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

2.6. Liều dùng omega 3 cho người bị ung thư

Đối với bệnh nhân ung thư, việc bổ sung omega 3 vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày đã được nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra là có khả năng hỗ trợ ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ mắc các loại ung thư phổ biến như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư ruột kết. 

Tuy nhiên, liều dùng omega 3 cho mỗi bệnh nhân sẽ cần được điều chỉnh tùy theo từng loại ung thư và tình trạng sức khỏe cá nhân. Vì vậy, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bệnh nhân ung thư có thể tham khảo liều dùng tương tự như liều dùng cho người trưởng thành bình thường khoảng 3000mg mỗi ngày.

3. Tác dụng phụ khi uống omega 3 quá liều dùng

Vậy dùng quá liều omega 3 có sao không? Chắc chắn là có bởi khi sử dụng quá liều, cơ thể bị hấp thu quá nhiều omega 3 gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể như:

3.1. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Khi sử dụng omega 3 quá liều (>3000mg), cơ thể sẽ tự kích thích sản xuất thêm glucose dẫn đến việc tăng lượng đường trong máu. Đây cũng chính là một trong các nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. 

Đặc biệt, đối với những người đã và đang mắc bệnh tiểu đường thì việc tiêu thụ nhiều hơn liều dùng omega 3 thông thường có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 sử dụng 8g omega 3 mỗi ngày trong vòng 8 tuần, mức đường huyết có thể tăng lên tới 22% và gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

3.2. Gây chảy máu

Việc tiêu thụ dưỡng chất này quá mức có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, trong đó chảy máu vùng nướu và chảy máu cam là những hiện tượng phổ biến. Điều này xảy ra do omega 3 có tác dụng làm loãng máu, giảm khả năng đông máu tự nhiên của cơ thể. 

Chính vì vậy, nếu bạn đang gặp các vấn đề về đông máu hoặc chuẩn bị phẫu thuật thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh liều dùng omega 3 phù hợp và tránh nguy cơ chảy máu nghiêm trọng.

3.3. Mất ngủ

Mặc dù nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung Omega 3 đúng liều lượng có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, nhưng nếu sử dụng quá liều thì tác dụng có thể hoàn toàn ngược lại. 

Việc tự ý tăng liều vượt mức khuyến cáo có thể dẫn đến những vấn đề về giấc ngủ như mất ngủ, khó ngủ hoặc giấc ngủ không sâu. Vì vậy, để tận dụng tối đa lợi ích của dưỡng chất này thì người dùng cần tuân thủ liều lượng hợp lý để tránh những tác động tiêu cực đến giấc ngủ của mình.

3.4. Tiêu chảy

Tiêu chảy là một trong những tác dụng phụ phổ biến khi không tuân thủ liều dùng omega 3. Khi cơ thể không thể hấp thụ hiệu quả, nó sẽ tự động đào thải ra ngoài dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Nếu hiện tượng này kéo dài và không có dấu hiệu cải thiện, bạn nên ngừng sử dụng dưỡng chất và tìm gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Tiêu chảy có thể là tác dụng phụ khi sử dụng sản phẩm
Tiêu chảy có thể là tác dụng phụ khi sử dụng sản phẩm

3.5. Đầy hơi, khó tiêu, rối loạn tiêu hoá

Mặc dù omega 3 nổi tiếng với khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch và mang lại nhiều lợi ích khác như giúp kích thích cảm giác thèm ăn nhưng việc sử dụng quá liều có thể gây ra những triệu chứng khó chịu như đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng, bụng cồn cào và buồn nôn. Vì vậy, bạn cần điều chỉnh liều dùng omega 3 hàng ngày sao cho phù hợp nhất với cơ thể.

3.6. Ngộ độc vitamin A

Nếu sử dụng các sản phẩm omega 3 với hàng lượng vitamin A quá cao còn gây ra tình trạng ngộ độc. Ví dụ chỉ với 14g dầu gan cá là bạn có thể hấp thụ gấp 2,7 lần lượng vitamin A mà cơ thể cần trong một ngày. 

Các dấu hiệu ngộ độc thường thấy phải kể đến như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, đau khớp và các phản ứng dị ứng trên da. Nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng cho gan nên bạn cần tìm hiểu kỹ về thành phần trước khi sử dụng.

3.7. Hạ huyết áp

Đối với những người mắc chứng cao huyết áp, việc bổ sung liều dùng omega 3 hợp lý và đúng cách có thể giúp hạ huyết áp một cách tự nhiên. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân huyết áp thấp, việc tiêu thụ dưỡng chất với liều cao lại có thể làm huyết áp giảm quá mức. Huyết áp thấp kéo dài có thể gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy giảm chức năng thận hay rối loạn nhịp tim như rung nhĩ.

4. Những lưu ý khi sử dụng omega 3

Để tận dụng tối đa lợi ích của dưỡng chất omega 3, cách sử dụng đúng nhất vẫn là tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất và tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe khi cần thiết. Bên cạnh đó, người dùng cũng cần chú ý đến một vài vấn đề như:

- Liều dùng omega 3

Không tự ý tăng liều lượng so với khuyến nghị. Trên bao bì và hướng dẫn sử dụng luôn cung cấp thông tin chi tiết về liều lượng phù hợp. Để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, hãy sử dụng sản phẩm đúng cách theo hướng dẫn từ nhà sản xuất.

- Dùng omega 3 thường xuyên

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, hãy duy trì thói quen sử dụng omega 3 đều đặn mỗi ngày, đảm bảo cung cấp đủ lượng cần thiết cho cơ thể.

- Tham khảo ý kiến chuyên gia

Đối với những trường hợp đặc biệt như người có bệnh lý nền hoặc đang dùng thuốc điều trị, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng trước khi bắt đầu bổ sung omega 3.

Tham khảo ý kiến của chuyên gia
Tham khảo ý kiến của chuyên gia 

5. Câu hỏi thường gặp khi sử dụng omega 3

Cùng giải đáp một số thắc mắc có thể gặp phải khi dùng omega 3.

5.1. Nên uống omega 3 lúc nào tốt nhất?

Theo gợi ý từ chuyên gia, thời điểm sử dụng liều dùng omega 3 tốt nhất sẽ là:

- Uống cùng bữa ăn: Omega 3 là dạng chất béo lành mạnh, nên uống trong bữa ăn đặc biệt là bữa ăn có chứa chất béo sẽ giúp cơ thể hấp thụ tối ưu. Đồng thời, cách này còn giảm nguy cơ khó chịu về tiêu hóa như đầy bụng hay ợ nóng.

- Chia nhỏ liều lượng: Thay vì uống toàn bộ lượng dưỡng chất một lần, bạn có thể chia ra làm 2 lần trong ngày ví dụ: uống 1 viên buổi sáng và 1 viên buổi tối. Cách này giúp cơ thể hấp thu dần dần, tránh quá tải và mang lại hiệu quả lâu dài hơn.

5.2. Ai không nên uống omega 3?

Mặc dù tuân thủ đúng omega 3 liều dùng mang lại nhiều lợi ích nhưng không phải ai cũng phù hợp để sử dụng. Một vài nhóm đối tượng nên cân nhắc khi sử dụng dưỡng chất này như:

- Người bị dị ứng với thuốc uống omega 3

- Người có bệnh về máu hoặc đang sử dụng sản phẩm chuyên biệt chống đông máu

- Người sắp phẫu thuật

- Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
Xem thêm:
TOP 7 siêu thực phẩm giàu Omega 3 tốt nhất cho mẹ bầu
Như vậy có thể thấy việc tuân thủ đúng liều dùng omega 3 sẽ giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích của dưỡng chất này. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể liên hệ qua hotline 1800 0016 hoặc truy cập Avisure để tìm hiểu thêm nhé.

Dọa sinh non nên ăn gì, kiêng gì để giữ thai an toàn?

Dọa sinh non nên ăn gì, kiêng gì để giữ thai an toàn?

Dọa sinh non nên ăn gì? Để cải thiện tình trạng này, bà bầu nên bổ ...
Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn đồ lạnh không?

Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn đồ lạnh không?

Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn đồ lạnh không? Câu trả lời là có ...
Cơn gò chuyển dạ 10 phút 1 lần có phải sắp sinh không?

Cơn gò chuyển dạ 10 phút 1 lần có phải sắp sinh không?

Cơn gò chuyển dạ 10 phút 1 lần có phải sắp sinh không? Câu trả lời ...
Có bầu thèm ngọt là con trai hay gái? Giải thích thực hư theo khoa học

Có bầu thèm ngọt là con trai hay gái? Giải thích thực hư theo khoa học

Thèm ngọt là con gì? Thèm ngọt là bầu con trai hay gái? Theo dân gian, ...
Bầu 3 tháng cuối ăn rau ngót được không?

Bầu 3 tháng cuối ăn rau ngót được không?

Bầu 3 tháng cuối ăn rau ngót được không? Theo chuyên gia, bà bầu 3 tháng ...
Bà bầu có được ăn sashimi cá hồi không? Một số lưu ý cho mẹ bầu

Bà bầu có được ăn sashimi cá hồi không? Một số lưu ý cho mẹ bầu

Bà bầu có được ăn sashimi cá hồi không? Câu trả lời là có, sashimi cá ...
5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai mẹ cần tránh

5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai mẹ cần tránh

5 tư thế ngồi làm việc cấm kỵ khi mang thai cần tránh là tư thế ngồi ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí
Các tin bài khác
Nghén mùi khi mang thai là trai hay gái? Giải đáp thực hư cho mẹ
15/07/2025
141 lượt xem

Nghén mùi khi mang thai là trai hay gái? Giải đáp thực hư cho mẹ

Nghén mùi khi mang thai là trai hay gái? Theo quan niệm dân gian, nếu mẹ nghén mùi, nhạy cảm với ...
Bà bầu thi thoảng uống bia có sao không? Cảnh báo tác hại ít người biết
14/07/2025
148 lượt xem

Bà bầu thi thoảng uống bia có sao không? Cảnh báo tác hại ít người biết

Bà bầu thi thoảng uống bia có sao không? Các bác sĩ khuyên rằng, bà bầu tuyệt đối không được uống ...
Bầu 3 tháng đầu uống nước ngọt được không?
14/07/2025
100 lượt xem

Bầu 3 tháng đầu uống nước ngọt được không?

Bầu 3 tháng đầu uống nước ngọt được không? Theo các bác sĩ, bà bầu 3 tháng đầu uống nước ngọt ...
Làm thế nào để biết thai nhi khỏe mạnh mà không cần siêu âm? 
12/07/2025
16 lượt xem

Làm thế nào để biết thai nhi khỏe mạnh mà không cần siêu âm? 

Làm thế nào để biết thai nhi khỏe mạnh mà không cần siêu âm? Để biết thai nhi khỏe mạnh, mẹ ...
Vitamin c 1000mg bầu uống được không?
11/07/2025
16 lượt xem

Vitamin c 1000mg bầu uống được không?

Vitamin C 1000mg bầu uống được không? chắc chắn là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Để ...
Thiếu nước ối có nguy hiểm không? Báo động đỏ cho mẹ bầu
11/07/2025
430 lượt xem

Thiếu nước ối có nguy hiểm không? Báo động đỏ cho mẹ bầu

Thiếu nước ối có nguy hiểm không? Câu trả lời là có, việc thiếu nước ối có thể gây ra rất ...