Quảng cáo top page 01
0
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Tư vấn 24/7
Ship COD toàn quốc
Tích điểm thành viên
8000 Đại lý phân phối
Đang mang thai

Bổ sung Omega 3 cho bà bầu thế nào là đúng? | Avisure Mama

14:44 | 15/09/2019
652 lượt xem
Acid béo Omega 3 cho bà bầu rất hữu ích trong suốt thời gian kỳ. Vậy nhưng không phải ai cũng biết cách lựa chọn và bổ sung hợp lý để thai nhi phát triển tốt nhất.

Omega 3 là gì ?

Omega 3 là một acid béo không no, có chứa nhiều nối đôi trong phân tử. Gồm 3 dưỡng chất: acid lionelic (ALA) có nhiều trong dầu thực vật, eicosapentaenoic acid (EPA) docosahexaenoic acid (DHA) trong các loại dầu sinh vật biển. Con người không thể tự tổng hợp Omega 3 mà phải lấy từ bên ngoài như thức ăn, thuốc bổ sung.
 
Cơ thể không thể tự tổng hợp Omega 3.
Cơ thể không thể tự tổng hợp Omega 3.
 
Acid béo Omega 3 giúp phát triển não bộ, thị giác mà tim mạch của thai nhi. Omega 3 cũng giúp mẹ bầu khỏe mạnh, làm tăng sức đề kháng của đứa trẻ khi sinh ra, ít ốm vặt.

Bà bầu uống Omega 3 để làm gì?

Omega 3 chứa DHA, EPA có vai trò quan trọng cho sức khỏe của mẹ và hình thành trí tuệ của thai nhi. Cụ thể:

Vai trò của Omega 3 đối với mẹ bầu

Uống omega 3 cho bà bầu giúp mẹ bầu khỏe mạnh, mau phục hồi cơ thể. Hạn chế nguy cơ tiền sản giật, trầm cảm sau sinh, đái tháo đường, sinh non, con nhẹ cân, tăng cường chất lượng sữa cho con bú.

Omega 3 bảo đảm sức khỏe và sự phát triển của con một cách tốt nhất

Theo nghiên cứu của nhóm bà bầu ở Mexico, trong giai đoạn mang thai đến khi trẻ được 6 tháng tuổi, nếu mẹ bầu bổ sung đầy đủ Omega 3 thì những đứa trẻ đó thường mạnh khỏe và hệ miễn dịch tốt hơn những đứa trẻ khác.
 
Mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ Omega 3 vào 3 tháng cuối thai kỳ để đứa trẻ phát triển não bộ và thị giác tốt nhất.
Mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ Omega 3 vào 3 tháng cuối thai kỳ để đứa trẻ phát triển não bộ và thị giác tốt nhất.

Một nghiên cứu khác được thực hiện ở đất nước Đan Mạch. Nếu dùng dầu cá Omega 3 cho bà bầu thường xuyên trong suốt 3 tháng cuối thai kỳ thì có thể giảm thiểu khả năng mắc bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh hay các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Ngoài ra, Omega 3 còn giúp giảm thiểu quá trình hình thành hội chứng tăng động giảm chú ý và tự kỷ thường xảy ra với trẻ em. Và gây tác động trực tiếp đến sức khỏe, hệ thần kinh của trẻ sau sinh.

Omega 3 (DHA, EPA) là acid béo quan trọng trong việc tạo thành não bộ và thị giác của thai nhi. Mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ Omega 3 vào 3 tháng cuối thai kỳ để đứa trẻ phát triển não bộ và thị giác một cách tốt nhất; tăng cường trí thông minh, khả năng phản xạ.
 

Giai đoạn tốt nhất để bổ sung Omega 3 cho bà bầu

Giống như acid folic nên bổ sung acid béo Omega 3 trước mang thai để đảm bảo sức khỏe cũng như tâm lý sẵn sàng để con yêu phát triển một cách tốt nhất. Uống Omega trước khi mang thai (khoảng 6 tháng) cho phép cơ thể xây dựng các “cửa hàng” acid béo thiết yếu
Uống dầu cá bổ sung omega 3 cho bà bầu trong 3 tháng đầu là rất quan trọng bởi vì não và hệ thần kinh là một trong những điều đầu tiên phát triển trong phôi thai.
 
Mẹ bầu nên bổ sung Omega 3 trong suốt cả thai kì và sau sinh.
Mẹ bầu nên bổ sung Omega 3 trong suốt cả thai kì và sau sinh.
 
Nên tiếp tục uống Omega 3 trong suốt thai kỳ và hơn thế nữa. Bởi vì cơ thể mẹ sẽ ưu tiên DHA cho não và mắt của thai nhi phát triển, mang thai đã làm cạn kiệt các cửa hàng axit béo Omega 3 của mẹ bầu. Đó là lý do tại sao các mẹ nên tiếp tục sử dụng sau khi sinh, ngay cả khi phụ nữ không cho con bú.
 

Bổ sung Omega 3 cho bà bầu như thế nào?

Với tác dụng tuyệt vời mà omega 3 mang lại, mẹ bầu cần lựa chọn thực phẩm hay các sản phẩm bổ sung đúng cách.

Omega 3 từ nguồn thực phẩm thiên nhiên cho phụ nữ mang thai

  • Các nguồn tốt nhất của EPA và DHA là cá nước lạnh. Cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá cơm và cá trích… là những loài cá chứa nhiều EPA và DHA. Tuy nhiên các mẹ cần lưu ý, không phải hàm lượng EPA và DHA trong loại cá nào cũng giống nhau. Ô nhiễm vùng biển là lí do khiến cá thường dễ bị nhiễm thủy ngân, chì, kim loại nặng gây hại cho thai nhi. Cá hồi là loại cá an toàn nhất đối với sức khỏe mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng chỉ nên ăn 300g cá hồi/ tuần.
 
Bổ sung Omega 3 từ nguồn thực phẩm tự nhiên.
Bổ sung Omega 3 từ nguồn thực phẩm tự nhiên.
 
  • Các loại hạt: hạt lanh, hạt chia, hạt gai dầu, hạt điều, óc chó, đậu nành,…
  • Trứng, sữa tươi, bí ngô, bông cải xanh,…
  • Rong biển và tảo: Rong biển, nori, tảo xoắn và chlorella là những dạng tảo khác nhau mà nhiều người ăn vì lợi ích sức khỏe của chúng. Rong biển và tảo là nguồn cung cấp omega-3 quan trọng cho những người ăn chay . Chúng là một trong số ít các nhóm thực vật có chứa DHA và EPA. Hàm lượng DHA và EPA thay đổi tùy thuộc vào loại tảo và sản phẩm cụ thể.

Các loại thực phẩm chức năng bổ sung dầu cá chứa omega 3 cho bà bầu

Việc bổ sung Omega 3 cho bà bầu từ cá khiến nhiều người lo ngại về các chất độc có trong cá. Nhưng các loại thực phẩm khác thì hàm lượng Omega 3 quá ít và không dễ để hấp thụ hết. Vì vậy, uống dầu cá là một sự lựa chọn hoàn hảo bởi mọi độc tố ở trong cá đã bị loại bỏ trong quá trình tách, chiết, sản xuất.
Dưới đây là một số gợi ý về những loại dầu cá an toàn cho bà bầu: Fish oil Backmores, Fish Oil NatureMade, Omega 3 Costar Úc, Omega 3 Alaska Fish Oil, Alaskan Omega 3, Fish Oil Nature’s Bounty,…
 
Một số gợi ý về những loại dầu cá an toàn cho bà bầu.
Một số gợi ý về những loại dầu cá an toàn cho bà bầu.

Một số lưu ý khi mua và sử dụng dầu cá cho mẹ bầu

- Bao bì ghi rõ mã vạch, xuất xứ, đơn vị nhập khẩu tại Việt Nam.
- Lựa chọn dầu các có hàm lượng EPA, DHA cao và những thương hiệu có uy tín.
- Mùi vị: Liệu các dầu cá có mùi tanh? 

Nghiên cứu cho thấy dầu cá chỉ có mùi khó chịu khi dầu đã bắt đầu xuống cấp và đang trở nên ôi. Một chất bổ sung dầu cá chất lượng cao sẽ không có mùi tanh. Và dầu cá chỉ có mùi khó chịu khi dầu đã bắt đầu xuống cấp và đang trở nên ôi. Một chất bổ sung dầu cá chất lượng cao sẽ không có mùi tanh. Nếu sử dụng và có những dấu hiệu đó thì mẹ bầu nên ngừng sử dụng vì dầu đã bị ôi thiêu gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và bé.
 

Lạm dụng dầu cá sẽ thế nào?

Dầu cá rất tốt không chỉ với sức khỏe mẹ mà còn liên quan đến sức đề kháng của đứa trẻ sau này. Đặc biệt giúp phát triển trí thông minh và thể lực của bé ngay từ trong bụng mẹ. Nhưng không phải như vậy mà uống nhiều sẽ tốt. Hãy xem, Omega 3 cho bà bầu sẽ không tốt cho cơ thể mẹ như thế nào nếu lạm dụng quá nhiều nhé!
 
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để biết loại dầu Omega 3 nào phù hợp với cơ thể và liều lượng ra sao.
Hỏi bác sĩ trước khi sử dụng để biết loại dầu Omega 3 nào phù hợp với cơ thể và liều lượng ra sao.
 
  1. Đường huyết cao: Dùng liều cao axit béo omega-3 cho bà bầu có thể kích thích sản xuất glucose. Điều này có thể dẫn đến tăng lượng đường trong máu.
  2. Chảy máu: Uống một lượng lớn dầu cá sẽ ức chế cục sự hình thành cục máu đông Có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và gây ra các triệu chứng như chảy máu cam, hoặc chảy máu nướu răng.
  3. Huyết áp thấp: Axit béo Omega-3 cho bà bầu đã được chứng minh là làm giảm huyết áp. Vì vậy nó có thể gây ra vấn đề cho những người bị huyết áp thấp.
  4. Tiêu chảy: là tác dụng phụ của việc bổ sung axit béo omega-3 như dầu cá và dầu hạt lanh.
  5. Trào ngược acid: Mặc dù dầu cá được biết đến với tác dụng mạnh mẽ đối với sức khỏe của tim. Nhiều người báo cáo cảm thấy ợ nóng sau khi bắt đầu dùng dầu cá bổ sung. Các triệu chứng trào ngược axit khác - bao gồm ợ hơi, buồn nôn và khó chịu dạ dày. Đây là tác dụng phụ phổ biến của dầu cá do phần lớn là do hàm lượng chất béo cao. Chất béo đã được chứng minh là gây ra chứng khó tiêu trong một số nghiên cứu.
Chính vì những tác dụng phụ trên nên các mẹ bầu cần lưu ý không lạm dụng dầu cá. Điều này đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân mình và sự phát triển của bé yêu. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để biết loại dầu Omega 3 nào phù hợp với cơ thể và liều lượng ra sao. Thực hiện đúng và đầy đủ liều dùng theo đơn của bác sĩ để đem lại tác dụng tốt nhất.

Để đảm bảo dầu Omega 3 chứa DHA tinh khiết cần được áp dụng công nghệ bào chế hàng đầu. Hiện nay công nghệ vivo Mega đã đạt được thành tựu tạo ra nguồn DHA với độ tinh khiết vượt chuẩn quốc tế. Nguồn DHA sạch này được ứng dụng vào sản phẩm bổ sung DHA cho bà bầu Avisure DHA. 

Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các mẹ đang và chuẩn bị mang thai có những kiến thức bổ ích để nuôi dưỡng thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Tham khảo thêm về sản phẩm Avisure mama chứa DHA tinh khiết chiết xuất từ nguồn dầu cá nhập khẩu Châu Âu với hàm lượng 220mg DHA và 45mg EPA đáp ứng đủ nhu cầu khuyến cáo của WHO.
 
Top 8 dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 điển hình mẹ bầu cần biết

Top 8 dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 điển hình mẹ bầu cần biết

 Bất cứ mẹ bầu nào cũng muốn con mình sinh ra được đủ ngày, đủ tháng ...
Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Sinh sớm hay muộn có sao không?

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Sinh sớm hay muộn có sao không?

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh là thắc mắc thường gặp ở các ...
Mang thai lần 3 bao nhiêu tuần thì sinh? Mẹ bầu gặp những nguy hiểm gì?

Mang thai lần 3 bao nhiêu tuần thì sinh? Mẹ bầu gặp những nguy hiểm gì?

Mang thai lần 3 bao nhiêu tuần thì sinh? Nếu mẹ bầu mang thai lần 3 ...
Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? Bật mí TOP 9 thực phẩm mẹ cần tránh xa

Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? Bật mí TOP 9 thực phẩm mẹ cần tránh xa

Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, mẹ cần ...
Sự phát triển của thai 8 tuần tuổi và những thay đổi ở cơ thể mẹ

Sự phát triển của thai 8 tuần tuổi và những thay đổi ở cơ thể mẹ

Thai 8 tuần tuổi chỉ có kích thước tương đương quả mâm xôi. Bé bắt đầu ...
Avisure mama dùng có tốt không? Ưu nhược điểm gì? Review chi tiết cho mẹ bầu

Avisure mama dùng có tốt không? Ưu nhược điểm gì? Review chi tiết cho mẹ bầu

Dinh dưỡng thai kì rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi và sức ...
Thai 9 tuần tuổi phát triển thế nào? Những lưu ý cho mẹ ở tuần này

Thai 9 tuần tuổi phát triển thế nào? Những lưu ý cho mẹ ở tuần này

Khi mang thai 9 tuần tuổi, mẹ đã bắt đầu bước sang tháng thứ ba của ...
2
3
Đăng ký tư vấn sản phẩm
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Đặt hàng ngay
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure
Các tin bài khác
Khô ối khi mang thai có nguy hiểm không? Dấu hiệu cảnh báo mẹ có biết?
22/03/2025
17 lượt xem

Khô ối khi mang thai có nguy hiểm không? Dấu hiệu cảnh báo mẹ có biết?

Khô ối khi mang thai có nguy hiểm không, luôn là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ đang trong ...
Que thử thai 1 vạch là có thai hay không có thai
22/03/2025
11 lượt xem

Que thử thai 1 vạch là có thai hay không có thai

Dùng que thử là một trong những cách để chị em xác định có thai hay không sau khi quan hệ ...
1001 các kiểu nghén khi mang thai
21/03/2025
21 lượt xem

1001 các kiểu nghén khi mang thai

Nghén khi mang thai là hiện tượng thông thường mà bất cứ mẹ bầu nào cũng sẽ gặp phải. Sẵn sàng ...
Trẻ sinh non 33 tuần và những vấn đề cần biết
21/03/2025
18 lượt xem

Trẻ sinh non 33 tuần và những vấn đề cần biết

Trẻ sinh non 33 tuần phải làm sao? Sinh non 33 tuần có nuôi được không và làm thế nào để ...
Đau lưng khi mang thai tuần đầu có nguy hiểm không?
19/03/2025
481 lượt xem

Đau lưng khi mang thai tuần đầu có nguy hiểm không?

Đau lưng là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đã mang thai. Tuy nhiên, nhiều chị em mới bầu ...
Tổng hợp 24 dấu hiệu mang thai 1 tuần đầu dễ thấy nhất cho mẹ
18/03/2025
1379 lượt xem

Tổng hợp 24 dấu hiệu mang thai 1 tuần đầu dễ thấy nhất cho mẹ

Dấu hiệu mang thai tuần 1 thường bị nhầm với những biểu hiện mệt mỏi thông thường của cơ thể, khiến ...
Đăng ký tư vấn
Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure